img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

5 điều cần "học thuộc lòng" dành cho lái mới

Người mới học lái xe cần phải lái nhiều để quen tay và biết cách xử lý trong các tình huống gặp phải. Dưới đây là 5 điều cần "học thuộc lòng" dành cho lái mới.

1. Hiểu rõ các bộ phận trên xe

Học lái một chiếc xe ô tô cũng có nghĩa là bạn đang học cách làm bạn với chiếc xe. Để chiếc “xế cưng” đó trở thành một người bạn, một người đồng hành tốt với mình, trước tiên bạn cần phải “hiểu” về nó. Có nghĩa là bạn cần phải làm quen với chiếc xe của mình và nắm vững các bộ phận cơ bản của xe.

Hiểu rõ các bộ phận trên xe
Hiểu rõ các bộ phận trên xe

Bạn cần phải nhớ được từng vị trí của từng bộ phận, nắm bắt rõ bộ phận đó có chức năng gì và kiểm soát được phương tiện khi đã ngồi lên xe.

Ví dụ như: đồng hồ hiển thị các thông số gì? Nắp bình xăng ở đâu, mở như thế nào? Đó là xe số sàn hay xe số tự động?… Bạn có thể nhớ được chúng trong thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ nhạy bén của bản thân, hơn nữa, có rất nhiều nguồn để bạn có thể tham khảo, hãy lựa chọn nguồn hữu ích nhất.

2. Làm gì khi gặp tai nạn

Đây là một tình huống xấu mà không ai mong muốn cả, tuy nhiên bạn cũng nên biết cách xử lý khi bất ngờ gặp phải. Việc làm đầu tiên là bạn cần phải tắt máy và rút chìa khóa để chắc chắn rằng chiếc xe của bạn không bị cháy. Hãy nhớ kéo phanh tay để xe không lăn bánh khi bạn thoát ra.

Xử lý khi bị tai nạn xe hơi
Cần bình tĩnh xử lý khi xe bị tai nạn

Bên cạnh vấn đề an toàn là việc xử trí thông minh trong vấn đề pháp luật. Bạn cần chụp ảnh hiện trường trước khi di chuyển xe. Nếu lời giải thích của bạn về tai nạn không chính xác, hoặc nếu người tài xế kia cố gắng đánh lừa bạn để đòi bồi thường thiệt hại, những bức ảnh sẽ là nhân chứng tốt nhất cho bạn.

Hơn nữa, lợi thế sẽ không bỏ mặc bạn khi có một “nhân chứng sống”. Bạn cần tìm kiếm một nhân chứng trong trường hợp lời khai không có yếu tố thuyết phục. Nếu bạn vẫn tiếp tục bị nghi ngờ, hãy gọi một người bạn có kinh nghiệm hoặc một luật sư.

3. Cách lái xe thông minh trong điều kiện thời tiết xấu

Lái xe trong điều kiện thời tiết bình thường là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, trời mưa lớn, bão, sạt lở, đường trơn trượt,... là điều mà ai cũng có thể phải đối mặt.

Giữ khoảng cách với các xe đi phía trước, đi chậm, sử dụng đèn và còi hợp lý. Hãy bình tĩnh nếu phía trước có ai đó bất ngờ rẽ hoặc đi sai luật. Bởi người đó có thể cũng là một người mới lái ô tô.

Lái xe trong điều kiện thời tiết xấu
Lái xe trong thời tiết xấu cần giữ khoảng cách với các xe đi phía trước, đi chậm, sử dụng đèn và còi hợp lý

Nếu có điều kiện về tài chính và thời gian, bạn có thể đăng ký học thêm tại các khóa hướng dẫn lái xe an toàn nâng cao. Ở đó có các sa hình và mô phỏng nhiều tình huống giao thông khác nhau. Kinh nghiệm sẽ được rút ra phần nào qua các buổi thực hành tại đó.

4. Giữ bình tĩnh khi lái xe

Hấp tấp luôn là kẻ thù đối với người lái xe. Bởi sự tức giận không bao giờ đem lại điều tích cực cho bất kể tình huống nào. Hãy học cách kiểm soát bản thân, và bạn sẽ trở thành một người lái xe chuyên nghiệp.

Giữ bình tĩnh khi lái xe
Giữ bình tĩnh khi lái xe

Chẳng may có gặp phải xung đột với người bạn đường nào đó, hãy nói xin lỗi nếu bạn làm điều gì sai. Hoặc nếu chẳng may bạn có là nạn nhân của một cơn thịnh nộ trên đường, hãy để cho các tài xế khác vượt qua bạn. Đừng rời khỏi xe, và tuyệt đối không nên kéo cửa xe xuống.

5. Không sử dụng điện thoại

Những chiếc xe hiện đại có sẵn hệ thống Bluetooth cho phép kết nối điện thoại của bạn với hệ thống âm thanh của xe. Nhờ vào những tùy chọn kết nối, bạn có thể sử dụng điện thoại an toàn trong khi lái xe.

Ngoài ra còn có bộ dụng cụ rảnh tay hoặc tai nghe để hỗ trợ người điều khiển lái xe an toàn trong khi sử dụng điện thoại.

Không sử dụng điện thoại khi lái xe
 Không sử dụng điện thoại khi lái xe

Tuy nhiên, dùng điện thoại khi lái xe dù ở chế độ nào cũng chỉ nên hiểu ở mức "cực chẳng đã". Cho dù cuộc gọi có quan trọng thế nào, hãy bình tĩnh tìm chỗ đỗ an toàn để nghe. Nếu không có, bạn có thể không nghe máy và gọi lại sau khi đã dừng, đỗ xe an toàn.

Hãy nhớ rằng sự an toàn của bạn, của những người trên xe và cả những người tham gia giao thông khác còn quan trọng hơn cả cuộc gọi đó!

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm