img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

7 chiếc xe "cứu tinh" giúp cả thương hiệu khỏi sụp đổ

Nếu không có những mẫu xe dưới đây, có thể những thương hiệu này đã không còn tồn tại đến ngày nay.

Nước Mỹ có gần 50 thương hiệu sản xuất ô tô đã ra đời kể từ khi phát minh ra ô tô. Vương quốc Anh có khoảng 60 nhà sản xuất ô tô ra đời và biến mất; Ý chứng kiến ​​khoảng 12 thương hiệu đến và đi, Đức có khoảng 20 thương hiệu và Pháp gần 26 thương hiệu.

Những con số kể trên cho thấy sự khó khăn như thế nào để xây dựng và duy trì một thương hiệu ô tô theo thời gian. Những cái tên như Pontiac, DeLorean, Saab hoặc MG đã từng xuất hiện như một nét bút sáng trong dòng lịch sử phát triển của ô tô. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất ô tô lâu đời cũng đã từng có những khoảng thời gian khó khăn và dựa vào một sản phẩm để vực dậy cả thương hiệu. Cùng điểm qua những "anh hùng" đó dưới đây.

1. Bentley Continental GT

7 chiếc xe "cứu tinh" giúp cả thương hiệu khỏi sụp đổ
Bentley Continental GT

Bentley có một lịch sử lâu đời và nhiều ngã rẽ. Cho đến cuối những năm 1990, rất nhiều vấn đề xảy ra. Vào năm 1998, Volkswagen mua lại Bentley trong tình trạng khá tồi tệ. Nhà máy Crewe có khoảng 1.500 công nhân và doanh số mỗi năm là khoảng 1.000 chiếc.

Sau khi nắm quyền kiểm soát, Volkswagen đã đầu tư 2 tỷ USD để hồi sinh Bentley. Chiếc xe mới đầu tiên được thiết kế và phát triển dưới quản lý mới của Volkswagen là Continental GT 2003 với động cơ tăng áp kép 6.0L W12.

Đây là chiếc Bentley đầu tiên được sản xuất hàng loạt nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng. Sự khác biệt là Continental được chế tạo tốt hơn và lắp ráp nhanh hơn. Tuy nhiên, do nhu cầu quá cao nên số lượng 9.500 xe mỗi năm của nhà máy Crewe không thể đáp ứng đủ.

Hiện tại, Continental GT đang ở thế hệ thứ 2 và Bentley trở thành thương hiệu xe siêu sang có doanh số cao nhất thế giới.

2. Volvo XC90

7 chiếc xe "cứu tinh" giúp cả thương hiệu khỏi sụp đổ
Volvo CX90

XC90 đã hai lần "cứu" Volvo. Lần đầu tiên vào năm 2002 khi Volvo vẫn thuộc quyền sở hữu của Ford. Khi đó, Volvo chỉ có dòng sedan và wagon trong đội hình sản phẩm của mình. Bởi, hãng nghĩ rằng mình chỉ cần tập trung vào những sản phẩm hiện có. Sau đó, xe sedan và wagon dần mất đi thị phần. Lúc đó, Ford biết rằng Volvo cần có thêm những mẫu SUV. Ngay khi ra mắt, XC90 đã nhận được giải thưởng "Xe của năm" tại Bắc Mỹ.

Vào năm 2010, Volvo đã rời khỏi Ford và chuyển tới "dưới trướng" của Geely. Gã khổng lồ của Trung Quốc đã "rót" rất nhiều tiền vào thương hiệu này. Kết quả là, một nền tảng mới, hệ thống truyền động Drive-E mới, nội thất cao cấp và mới mẻ hơn, hệ thống thông tin giải trí mới được tích hợp trên XC90. Mẫu xe này tiếp tục được bán tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ; đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Volvo.

3. Ford Taurus

Ngay cả gã khổng lồ Ford cũng từng có thời gian gặp khủng hoảng. Cụ thể, thời điểm nặng nề nhất đối với Ford là vào cuối những năm 1970 khi hãng này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính.

Ford không thực hiện các thay đổi cần thiết để đối phó với khủng hoảng năng lượng, vẫn giữ nguyên kiểu dáng lỗi thời và gặp vấn đề về độ tin cậy.

7 chiếc xe "cứu tinh" giúp cả thương hiệu khỏi sụp đổ
Ford Taurus

Nhìn chung, thời điểm đó ngành công nghiệp ô tô Mỹ đang trong tình trạng tồi tệ. Ford cần phải có một cách mạng hóa về thiết kế. Vào năm 1980, hãng đã đặt cược 3 tỷ USD cho một dự án phát triển xe ô tô với một nhóm mới có sự thống nhất giữa thiết kế và sản xuất.

Phương pháp này được gọi là "Quyền tự chủ chỉ đạo", kết nối giữa bộ phận thiết kế và kỹ thuật. Và, Taurus chính là sản phẩm đầu tiên mà các nhà thiết kế và kỹ sư làm việc cùng nhau.

Mẫu xe này là sản phẩm Ford nâng cấp toàn diện, từ thiết kế nội thất đến khí động học, trở thành một chiếc xe "bom tấn" khi xuất hiện tại phòng trưng bày vào năm 1986. Nếu mẫu xe này không nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng, Ford đã phá sản.

4. Porsche Boxster

7 chiếc xe "cứu tinh" giúp cả thương hiệu khỏi sụp đổ
Porsche Boxster

Cayenne thường được cho là "cứu tinh" của Porsche. Thực sự, mẫu xe này đã làm được điều đó. Tuy nhiên, Porsche đã không tồn tại đến thời điểm đó và có đủ kinh phí để tạo ra một chiếc SUV mà không có Boxster.

Vào đầu những năm 1990, hãng sản xuất xe thể thao của Đức đang đứng trước bờ vực phá sản. Năm 1993, Porsche chỉ bán được 14.000 xe và chỉ 3.000 xe được bán tại thị trường Bắc Mỹ. Một trong những vấn đề lớn nhất mà Porsche gặp phải là quy trình sản xuất cồng kềnh, dẫn đến chi phí cao hơn cho khách hàng.

Tuy nhiên, Porsche đã tạo ra chiếc roadster mới của mình với động cơ đặt giữa. Điều này đã trở thành một bước ngoặt. Mẫu xe mới đã đem lại thành công vang dội cho Porsche, giúp thương hiệu này tạo tiếng vang và có thêm kinh phí để ra mắt các mẫu xe khác.

5. Aston Martin DB7

7 chiếc xe "cứu tinh" giúp cả thương hiệu khỏi sụp đổ
Aston Martin DB7

Vào những năm 1990, Aston Martin thực sự đã biến mất và không được định vị như một thương hiệu. Aston Martin có một lịch sử thăng trầm cùng với nhiều thiết kế đẹp mắt. Hai yếu tố đã cứu Aston Martin khỏi việc trở thành một hãng xe thể thao hạng sang lụi tàn là Ford Motor Company và sự hợp tác thiết kế giữa Ian Callum và Keith Helfet.

Ban đầu, Ford không muốn bỏ ra chi phí lớn để phát triển một mẫu Aston Martin mới. Walter Hayes, Giám đốc điều hành của Aston thời điểm đó đã tiếp cận Jaguar. Dựa trên nền tảng mẫu Jaguar XJS sử dụng động cơ 6 xi-lanh siêu nạp của Jaguar, nhà thiết kế Ian Callum và Keith Helfet đã thiết kế lại chiếc xe để trông giống như một chiếc Aston và dự định sử dụng động cơ V8 Virage.

Cuối cùng, DB7 với nền tảng từ Jaguar cùng các chi tiết khác từ Ford, Mazda và Citroën đã ra đời vào tạo nên thành công vang dội, khẳng định vị trí của Aston Martin như một thương hiệu có phong cách và hiệu suất.

6. Volkswagen Golf

7 chiếc xe "cứu tinh" giúp cả thương hiệu khỏi sụp đổ
Volkswagen Golf

Volkswagen có thể dễ dàng trở thành một công ty lâu đời nhờ vào thành công của mẫu Beetle trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những chiếc subcompact hiện đại vào những năm 1960 đã khiến thương hiệu bị tổn thất khá nhiều, nguy cơ phá sản hiện hữu.

Do đó, Volkswagen đã đầu tư cùng với Audi để cho ra mắt Passat. Thương hiệu tiếp tục được duy trì trong một khoảng thời gian sau đó cho đến khi Golf ra đời vào tạo nên chuỗi thành công liên tiếp.

Với độ tin cậy, tính thực tế cùng phong cách Giorgetto Giugiaro huyền thoại, Golf đã vươn tới đỉnh cao và trở thành huyền thoại trong phân khúc hot hatch cho đến ngày nay.

7. Nissan Rogue Sport

7 chiếc xe "cứu tinh" giúp cả thương hiệu khỏi sụp đổ
Nissan Rogue Sport

Vào những năm 2000, Nissan gặp khá nhiều khó khăn khi nhà máy của hãng chỉ hoạt động với nửa công suất. Nhà sản xuất ô tô Nhật cần tạo ra một chiếc xe giúp vực dậy thương hiệu và cắt giảm bớt chi phí.

Ông chủ mới của Nissan lúc bấy giờ, Carlos Ghosn (hiện đã trốn chạy khỏi Nhật do nhiều cáo buộc về gian lận tài chính) đã vực dậy Nissan từ khoản lỗ 20 tỷ USD và đưa công ty phát triển trở lại. Ông bắt đầu bằng việc đóng cửa 5 nhà máy và bán đấu giá các tài sản được đánh giá cao, sau đó là tung Nissan Qashqai ra thị trường.

Mẫu xe này được biết đến với cái tên Rogue Sport tại thị trường Mỹ, cạnh tranh cùng các đối thủ Honda CR-V và Toyota RAV4. Việc ra mắt mẫu xe này là một thành công lớn và đưa Nissan trở lại bản đồ thế giới cũng như tạo nền tảng cho nhiều mẫu SUV và crossover sau này.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm