img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Kỹ thuật phanh và dừng xe an toàn cho tài xế

Phanh là hệ thống an toàn quan trọng nhất trên xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng phanh đúng cách và hiệu quả nhất.

1. Kỹ thuật phanh thường

Kỹ thuật phanh theo nhịp (Cadence Braking) hay là kỹ thuật nhấp nhả dựa theo nguyên lý hoạt động của phanh ABS, đây là kỹ thuật phanh phổ biến thường được áp dụng khi muốn dừng xe ở tốc độ cao.

Về cơ bản, kỹ thuật này là thực hiện thao tác đầu tiên là phanh nhẹ, sau đó tăng dần độ mạnh lên và kết thúc là phanh nhẹ trước khi xe dừng hẳn, nhịp độ phanh đều đặn để dừng xe từ từ mà không làm khóa bánh xe.

Rà phanh (Trail Braking) đây là kỹ thuật được nhiều tay đua sử dụng trong lúc đua xe khi cần qua khúc cua trong thời gian tối thiểu.

phanh xe an toàn
Kỹ thuật phanh theo nhịp (Cadence Bracking) hay là kỹ thuật nhấp nhả dựa theo nguyên lý hoạt động của phanh ABS

Kỹ thuật này được hiểu là thay vì phanh để giảm tốc độ xe, tài xế lúc này vẫn giữ tốc độ cao nhưng rà phanh (giữ chân hờ lên phanh) bằng một lực vừa phải khi vào cua, phanh sẽ được giữ quãng liên tục cho tới khi hết cua - điều này làm cho xe vẫn giữ được tốc độ cao mà không bị mất lái.

Kỹ thuật phanh bằng động cơ (phanh bằng số): Cách này được hiểu đưa xe về chế độ số sàn hoặc đưa xe về các số thấp. Đây là kỹ thuật thường được sử dụng khi xe đi đổ đèo dốc có độ nghiêng lớn.

2. Kỹ thuật phanh và dừng xe có ABS

Nhấn phanh xuống một cách chắc chắn và êm ái: Nếu xe có phanh ABS, bạn sẽ cảm thấy chân phanh rung lên dữ dội. Đừng sợ điều này, đó chỉ là phản ứng của hệ thống phanh báo hiệu chủ xe biết ABS đang hoạt động. Đối với xe có phanh ABS thì bạn chỉ cần nhấn mạnh và nhanh nhất có thể, sau đó nhả ra hoàn toàn để đảm bảo rằng bánh xe không bị khóa lại.

Không phanh và chuyển hướng xe đột ngột: Chuyển hướng nhẹ nhàng trong khi phanh giúp bạn tránh va chạm. Tuy nhiên, đừng bao giờ đánh lái hoặc giật tay lái, vì điều này có thể khiến xe mất kiểm soát.

phanh xe an toàn
Không phanh và chuyển hướng xe đột ngột

3. Một số trường hợp các lái xe hay gặp phải

Khi di chuyển trên cao tốc, nếu không giữ được khoảng cách với xe phía trước rất dễ xảy ra va chạm. Điều đầu tiên là phải luôn giữ được bình tĩnh khi điều khiển xe, không đạp phanh đột ngột khi xe đang di chuyển với tốc độ cao khiến xe mất kiểm soát. Lái xe lúc này cần giữ chắc vô lăng, đạp phanh cho đến khi cảm thấy bánh xe bắt đầu trượt trên đường rồi nhả phanh ra, sau đó lặp lại như vậy cho đến khi xe dừng hẳn.

Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, đường trơn trượt, vẫn động tác như vậy nhưng phải thực hiện đạp phanh nhiều lần để tránh trượt xe, việc phanh nhiều lần trong một thời gian ngắn sẽ làm bánh xe bám mặt đường và tránh hiện tượng bó cứng phanh.

phanh xe an toàn
Khi di chuyển trên cao tốc, nếu không giữ được khoảng cách với xe phía trước rất dễ xảy ra va chạm

Phanh khi đổ đèo – Khi xuống dốc, đa số các xe đều đang ở tốc độ cao, chưa kể đến những đoạn cua gấp rất nguy hiểm. Chú ý trong trường hợp này lái xe nên rà phanh từ xa, tránh hiện tượng đang vào cua rồi phanh gấp, có thể khiến xe bị văng và khó tránh khỏi những va chạm.

Lưu ý: Hãy chú ý đến loại lốp xe đang sử dụng cho phù hợp với điều kiện vận hành. Có nhiều loại lốp xe được sử dụng tương ứng với các điều kiện đường khác nhau. Do đó, việc sử dụng loại lốp thích hợp sẽ tăng khả năng vận hành và đảm bảo quãng đường phanh tốt hơn.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm