img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Cảm biến kích nổ động cơ xe ô tô hoạt động như thế nào?

Cảm biến kích nổ là một trong những cảm biến quan trọng trên động cơ. Hầu hết các động cơ ngày nay đều được trang bị cảm biến kích nổ hay cảm biến tiếng gõ KNK (Knock Sensor).

Cảm biến kích nổ có nhiệm vụ ghi lại các rung động của động cơ ô tô do hiện tượng kích nổ gây ra và truyền về ECU. Từ dữ liệu này, ECU sẽ tính toán điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa cũng như ngăn chặn hiện tượng kích nổ.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảm biến kích nổ

Vị trí cảm biến kích nổ ô tô thường nằm ngay trên thân động cơ hoặc phía dưới cổ hút, nắp xi lanh. Ở các dòng xe hạng sang, mỗi nhánh máy sẽ có từ 1 – 2 cảm biến kích nổ.

Cảm biến kích nổ thường được sản xuất từ vật liệu áp điện. Trong thành phần áp điện này có tinh thể thạch anh. Đây là vật liệu có khả năng sinh điện áp khi chịu áp lực.

cảm biến kích nổ
Cảm biến kích nổ thường được sản xuất từ vật liệu áp điện

Khi hiện tượng kích nổ xảy ra, tinh thể thạch anh sẽ chịu áp lực lớn nên phát sinh điện áp. Tín hiệu điện áp này nhỏ hơn 2.4 V sẽ được truyền đến ECU. ECU nhận biết hiện tượng kích nổ sẽ thực hiện điều chỉnh giảm góc đánh lửa. Đến khi động cơ không còn hiện tượng kích nổ, ECU có thể cho thời điểm đánh lửa sớm trở lại.

Dấu hiệu lỗi cảm biến kích nổ

Khi cảm biến kích nổ bị lỗi, đèn Check Engine sẽ bật sáng để thông báo. Cảm biến kích nổ bị lỗi có thể khiến xe bị hiện tượng kích nổ do thông tin truyền về ECU sai lệch nên ECU không điều chỉnh để xử lý hiện tượng này.

Tuy nhiên cảm biến kích nổ bị lỗi chỉ là một trong các nguyên nhân xe bị hiện tượng kích nổ. Ngoài nguyên nhân này còn nhiều nguyên nhân khác như buồng đốt nhiều muội than làm tắc kim phun hay bugi. Khi này chỉ cần vệ sinh kim phun và bugi.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm