img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Chạy xe số sàn làm gì để không bị tắt máy?

Đa số những người mới lái thường chưa quen với cảm giác chân côn, chân ga nên việc chết máy là điều thường tình.

Để tránh những tình huống khó chịu như vậy khi di chuyển, cần nắm vững những kỹ thuật lái xe số sàn.

Khi xe dừng hẳn

Người lái bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Trong trường hợp đang đi ở đường tắc thì khoan chuyển sang số 2 mà hãy rà côn để tiếp tục giảm tốc và tránh xe bị chết máy. Ngược lại, hãy sang số 2 nếu đường thông thoáng và xe có thể dễ dàng lăn bánh đều.

Người lái xe cần lưu ý chuyển số lần lượt các cấp số từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5, đừng tăng số theo kiểu nhảy cóc vì sẽ khiến xe không đủ lực kéo, gây mất an toàn. Khi tốc độ tăng thì cũng phải chuyển lên các cấp số cao hơn, tỷ số truyền thấp hơn, tận dụng lực quán tính giúp động cơ hoạt động nhẹ nhàng hơn. Còn khi chạy xe chậm, phải chuyển về cấp số thấp hơn, để đảm bảo lực kéo. Nếu làm ngược lại sẽ khiến xe bị rung lên khi tăng ga.

lái xe số sàn
Người lái xe cần lưu ý chuyển số lần lượt các cấp số từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5, đừng tăng số theo kiểu nhảy cóc gây mất an toàn

Khi đi với tốc độ chậm

Bạn có thể sử dụng số 2 khi đi xe với tốc độ 5 – 10km/h. Tuy nhiên nếu phải lên dốc hoặc cầu thì cần dậm thêm chút ga để đồng tốc máy sau đó mới nhả côn.

Lưu ý, khi xe đang ở số 1 và 2, nếu xe chưa đủ trớn thì hãy phối hợp đều chân côn và chân ga để tránh bị giật hoặc chết máy; đồng thời cũng không được kéo dài và lạm dụng rà côn quá đà. Khi thấy xe đã đủ trớn thì hãy chuyển sang số 3.

Nếu đạp phanh mạnh khi xe đi chậm thì rất dễ dẫn đến chết máy. Vì thế, chỉ nên rà phanh nhẹ nhàng đến khi đạt được vận tốc an toàn rồi mới cắt côn. Trên thực tế, còn phải quan sát tình huống để xác định, nếu khẩn cấp thì không nên cắt côn.

Khi xe vào số 3

Từ lúc vào số 3 thì xe cũng ít bị tắt máy hơn. Trong những tình huống cần phải giảm tốc, hãy rà phanh từ từ đến khi cảm thấy xe đã hết trớn thì cắt côn ngay để về số thấp hơn. Đạp phanh trước khi cắt côn sẽ đảm bảo an toàn hơn. Muốn xe không bị chết máy thì lực đạp phanh phải phù hợp với quán tính.

lái xe số sàn
Trong những tình huống cần phải giảm tốc, hãy rà phanh từ từ đến khi cảm thấy xe đã hết trớn thì cắt côn ngay để về số thấp hơn

Khi xe khởi hành ngang dốc

Hãy đạp chân phanh và nhả côn từ từ. Khi thấy xe và vô lăng rung lên thì giữ nguyên chân côn, sau đó nhả nhẹ chân phanh. Tuy nhiên đừng nhả phanh và chân ga ra nhanh, sẽ dễ dẫn đến chết máy. Người lái cần luyện tập nhiều để quen cảm nhận của chân côn, chân ga và phanh.

Khi xe vào cua

Khi vào cua ở ngã tư vuông góc với vận tốc dưới 50 km/h trở xuống, hãy đạp côn trước, sau đó mới rà phanh cho xe chậm lại, hãy nhớ đừng nhẫm lẫn với chân ga. Sau khi thoát khỏi cua mà xe bị giảm tốc độ nhiều thì nên về số, còn xe vẫn chạy nhanh thì tăng ga để đi tiếp. Nếu vào cua ở ngã tư với vận tốc chậm thì không cần đạp côn.

Trong tình huống vào cua ở quãng đường cong thì không nên đạp côn, nhất là khi đang ở vận tốc lớn sẽ khiến xe dễ mất thăng bằng, không có khả năng bám đường. Trước khi ôm cua, tuyệt đối đừng về số. Thay vào đó hãy đợi khi cua xong thấy xe bị chậm lại mới trả về số.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm