img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Đập, phá ô tô của người khác bị xử phạt thế nào?

Hành vi đập, phá tài sản của người khác có thể phải đền bù, phạt tiền hoặc nặng hơn là “dính tù”.

Theo nội dung chia sẻ trên mạng xã hội, mới đây, một người đàn ông đi xe ô tô Mercedes-Benz đỗ trước cửa nhà một cụ bà. Sau đó, 2 bên có lời qua tiếng lại và cụ bà dọa đập xe. Tài xế xe Mercedes-Benz tưởng bà cụ nói đùa nên đã thách thức.

Sau lời thách thức của lái xe Mercedes-Benz, bà cụ được cho là chủ nhà đã “hồn nhiên” cầm búa đập nát kính lái, đèn pha, gương chiếu hậu của chiếc xe bạc tỷ.

Thực tế, đây là hành vi “đáp trả” lại hành động đỗ xe gây cản trở hoạt động đi lại của người khác. Nhưng nhìn từ góc độ pháp luật, hành vi này có thể sẽ bị quy kết về tội hủy hoại tài sản, theo điều 143, Bộ luật Hình sự hiện hành.

Theo đó, việc đỗ xe ở lòng, lề đường không bị xử phạt nếu việc dừng, đỗ này không vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Ví dụ như nơi đỗ xe không thuộc khu vực cấm đỗ, và người điều khiển phương tiện đã thực hiện các biện pháp cảnh báo nguy hiểm theo quy định (nếu cần thiết).

Phá hoại ô tô của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Phá hoại ô tô của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hiện nay, pháp luật không có chế tài xử phạt đối với việc đỗ xe chắn ngang nhà dân, hay kể cả chắn ngang trụ sở cơ quan, tổ chức trong các trường hợp này.

Chủ nhà chỉ có quyền sở hữu bất động sản theo ranh giới nhà của mình. Hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do nhà nước quản lý. Người dân không được tự ý thực hiện quyền quản lý đối với các khu vực này, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Các hành vi như sơn, vẽ, cạo sơn xe hoặc đập kính, phá gương, chọc lốp hay các hành vi phá hoại lên xe ô tô của người khác nếu làm hư hỏng xe thì phải bồi thường thiệt hại, ngoài ra, còn bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng do thực hiện hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Phá hoại ô tô bị xử lý thế nào
Các hành vi như sơn, vẽ, cạo sơn xe hoặc đập kính, phá gương, chọc lốp đều bị xử phạt

Nếu thiệt hại nặng, người thực hiện hành vi còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm khi gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự.

Đối với hành vi khóa xe của người khác, cũng có thể bị phạt với mức phạt tương tự theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167 nêu trên hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm khi chiếm giữ trái phép tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm