img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Đi ô tô trên đường đèo núi cần lưu ý gì?

Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo cực đơn giản và những kỹ năng vượt hàng trăm km đường đồi núi an toàn là những điều mà tài xế đường dài nào cũng phải thuộc nằm lòng.

1. Kiểm tra các thiết bị trước khi xuất phát

Việc chuẩn bị tốt trước khi bắt đầu hành trình sẽ khiến bạn cảm giác an tâm hơn và nó cũng giúp bạn giảm thiểu những thứ không mong muốn xảy ra. Các bạn cần đảm bảo và kiểm tra một số thiết bị sau: Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp oto và luôn chú ý có lốp dự phòng.

lái xe đường đèo
Luôn nhớ nhường đường cho xe khác

2. Luôn nhớ nhường đường cho xe khác

Không giống như khi di chuyển trên đường quốc lộ và đường phằng đối với các lái xe trên đường núi đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.

3. Xử lý khi lên dốc

Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển, để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Một cách nhanh hơn để làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có, nhưng sẽ gây khó chịu đôi chút cho lái xe.

lái xe đường đèo
Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục

4. Nguyên tắc khi xuống dốc

Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục. Để làm được điều này, lưu ý nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -”.

Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần, lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi, tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.

5. Đừng ôm vạch chia đường

Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

lái xe đường đèo
Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng

6. Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết

Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

7. Cảnh giác với những đoạn trơn trượt

Sương mù dày đặc cũng là một trong những nguyên nhân gây đường ướt. Tuy nhiên, sự chủ quan của các lái xe sẽ tăng lên khi đường ướt mà tầm nhìn tốt và không có sương mù, có thể là sau những cơn mưa, hay nước trên núi chảy xuống. Việc di chuyển với tốc độ cao qua những đoạn đường ướt hoặc ngập nước (đặc biệt là tại những khúc cua) có thể sẽ làm xe bị văng và mất lái.

8. Chú ý những biển báo nguy hiểm

Địa hình đồi núi có những vấn đề nguy hiểm mà không phải địa hình giao thông nào cũng có, và điều này có thể là mới đối với các lái xe chỉ quen lưu thông trong đô thị và xa lộ. Hãy đặc biệt lưu ý những tấm biển với nội dung như cua chữ chi liên tục, độ dốc lớn, đá rơi hay súc vật chạy qua đường,… Chẳng hạn khi gặp một tấm biển báo độ dốc 10% kết hợp nhiều cua gấp, người lái xe có kinh nghiệm sẽ biết phải chuyển số thế nào để xe có sức kéo tốt, không bị mất đà và tuột dốc.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm