Mỗi loại hộp số sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn cần hiểu được ưu điểm để phát huy và nhược điểm để hạn chế khi sử dụng mỗi loại hộp số.
Đặc điểm chung của 2 hộp số
Mục đích của hộp số động cơ đều là thay đổi tỷ số truyền để thay đổi tốc độ vòng bánh răng ở các bánh xe chủ động của ô tô. Qua đó, vận tốc, tốc độ của xe sẽ được thay đổi để phù hợp với điều kiện lái xe.
Sự khác nhau của 2 hộp số
Hộp số sàn
Hộp số sàn là loại hộp số ra đời sớm nhất, có cấu tạo đơn giản nhất, giá rẻ nhất và độ tin cậy cao.
Các phiên bản xe được trang bị hộp số sàn sẽ có mức giá rẻ nhất trong các loại hộp số. Đối với các mẫu xe được trang bị hộp số tự động, việc bảo trì, bảo dưỡng thường dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn.
Do phải thao tác nhiều, nên loại hộp số sàn này dễ gây mỏi chân cho người lái xe nếu gặp phải trường hợp kẹt xe, tắc đường vì người lái sẽ phải thường xuyên thực hiện các thao tác với hộp số, đặc biệt là “rà côn” để giữ cho xe không tắt máy khi đường đông.
Hộp số tự động
Hiện nay, nhiều mẫu xe ô tô khi ra mắt ở Việt Nam đều có phiên bản số tự động. Đây cũng được xem là loại hộp số có cấu tạo phức tạp nhất.
Hệ thống sử dụng biến mô thủy lực đóng vai trò như ly hợp để ngắt và truyền chuyển động quay từ động cơ đến hộp số. Bên trong hộp số là hệ thống các bánh răng hành tinh phức tạp kết hợp với nhau để tạo nên các cấp số cho xe.
Hộp số tự động rất dễ lái, đặc biệt là những người có tay lái "yếu", chẳng hạn như phụ nữ hoặc người lớn tuổi. Tài xế có thể nghỉ ngơi và không cần phải thao tác quá nhiều, phù hợp khi lái xe ở khu vực đông dân cư thường xuyên tắc đường.
Với phiên bản số tự động, các mẫu xe sẽ có mức giá bán cao hơn so với phiên bản số sàn. Nếu như trước kia, hộp số tự động còn “ăn xăng” hơn so với hộp số sàn thì ngày nay, với công nghệ điện tử hỗ trợ ngày càng nhiều, ranh giới này ngày càng thu hẹp, đó là không kể với kinh nghiệm và thói quen của mỗi tay lái không đồng đều cũng dẫn đến mức độ tiêu hao cũng sẽ khác nhau.