Dưới đây là một vài chỉ dẫn nhỏ giúp bạn có thể phán đoán được “bệnh tình” của “xế cưng” qua âm thanh mà không cần đến sự hỗ trợ của thợ máy.
1. Tiếng đập mạnh trong động cơ
Đây thường là tin xấu, bởi tiếng đập mạnh thường do bạc cổ biên mòn hoặc lỏng. Sớm hay muộn ổ trục sẽ gặp sự cố hoặc bạc biên bó kẹt trục khuỷu hoặc cổ biên bị phá hỏng. Dù trong tình huống nào xảy ra thì đại tu máy là điều khó tránh khỏi.
Hư hỏng này có thể là hậu quả của việc sử dụng dầu có độ nhớt thấp, động cơ làm việc trong trạng thái áp suất dầu thấp, dầu nhiều cặn bẩn hoặc do việc tháo lắp động cơ không chính xác, gu-giông và bu-lông lắp máy lỏng.
2. Tiếng kêu của trục lái
Về bản chất kết cấu, trục lái là thành phần kết nối vô lăng với bánh răng lái. Tuy nhiên, âm thanh lạ xuất hiện có thể do lỗi của hệ thống vận hành.
Một trong những âm thanh phổ biến nhất là tiếng “kẽo kẹt” từ vô lăng. Âm thanh này xuất hiện trong quá trình tăng tốc sau một thời gian không hoạt động. Đó có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của một số bộ phận như: Khớp bị mòn, cạn dầu hoặc do vòng bi của trục lái bị mòn…
Những tiếng kêu không bình thường có thể do lỗi nào đó trong xe. Tuy nhiên, một vài thiết bị vẫn phát ra âm thanh khi hoạt động ổn định. Vì vậy, chẩn đoán đúng nguyên nhân tiếng kêu sẽ giúp chủ nhân của chiếc xe tránh nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
3. Tiếng kêu từ bánh xe phía trước
Lốp xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường và ảnh hưởng lớn đến tính năng điều khiển của xe và bánh xe là bộ phận có nhiều phần chuyển động hơn trục lái. Đặc biệt bánh trước sẽ phát ra nhiều tiếng ồn hơn bánh sau.
Mục đích của nhà thiết kế là chế tạo ra loại âm thanh khác biệt của bánh trước để người lái dễ dàng nhận biết. Những lốp có hoa văn khác nhau sẽ có độ ồn khác nhau. Vì vậy cùng một xe nhưng lốp này lại kêu to hơn lốp kia.
Một trong những âm thanh phổ biến phát ra như tiếng rít hoặc tiếng gầm gừ khi bạn đạp phanh. Do đó, bạn phải thật chú ý tới âm thanh mài từ bánh xe trước khi bạn đạp phanh. Nguyên nhân dẫn đến tiếng kêu đó là do má phanh bị mòn, bạn nên kiểm tra hoặc thay má phanh mới càng sớm càng tốt. Các bạn cũng lưu ý khi sử dụng đĩa phanh.
4. Tiếng gõ khi tăng tốc
Đây có thể là hiện tượng kích nổ mà nguyên nhân là do van tái tuần hoàn khí xả EGR không hoạt động, bộ điều chỉnh đánh lửa sai, động cơ quá nhiệt, muội carbon đóng cạn trong buồn cháy hoặc sử dụng xăng có trị số oc-tan thấp.
Ngoài ra, âm thanh lạ xuất hiện còn do 1 trong những nguyên nhân sau đây:
– Phanh bị bám bụi lâu ngày
– Đế phanh bị méo
– Mâm phanh bị cong
– Lò xo của đế phanh bị giãn hoặc bị kẹt
– Khô dầu hoặc lót phanh bị mòn
– Vòng bi của bánh xe bị rơi hoặc mòn.
Tất cả các loại âm thanh đó đều nhắc nhở các tài xế nên dừng xe để kiểm tra bởi nó ảnh hưởng tới sự an toàn của chủ xe cũng như an toàn của xe.