1. Giấy phép lái xe quốc tế là gì?
Giấy phép lái xe quốc tế là một thẻ nhận dạng cá nhân cho phép chủ sở hữu điều khiển xe điều khiển bất kỳ mẫu xe cá nhân tại bất kỳ quốc gia nào có công nhận loại giấy phép này và sẽ đi kèm với một bằng lái xe hợp lệ. Giấy phép lái xe quốc tế là một bản dịch giấy phép lái xe của một quốc gia sang nhiều ngôn ngữ khác nhau do chính quốc gia đó cấp.
2. Giấy phép lái xe quốc tế có giá trị tại Việt Nam hay không?
Từ ngày 20/8/2014, Việt Nam chính thức là thành viên của Công ước Viên về Giao thông đường bộ điều này có ý nghĩa các quốc gia ký kết phải công nhận GPLX quốc tế hợp lệ trong các nước thành viên và miễn giấy phép đó có hiệu lực và được cấp bởi quốc gia ký kết.
Tuy nhiên để sử dụng bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam một cách hợp lệ bạn cần phải chú ý những nguyên tắc sau:
GPLX quốc tế chỉ áp dụng cho công dân có quốc tịch nước ngoài. Khi lái xe phải kèm theo bằng gốc của quốc gia cấp. Riêng người mang quốc tịch Việt Nam phải sử dụng bằng lái xe quốc gia Việt Nam.
Để sử dụng GPLX lái xe quốc tế thì visa hoặc thẻ tạm trú người nước ngoài phải là dạng visa du lịch dưới 3 tháng tại Việt Nam.
GPLX quốc tế ngoài bản gốc phải có bản dịch sang các ngôn ngữ thông dụng như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. Nếu chỉ có bản dịch, không có bản gốc đi kèm, sẽ không có giá trị.
Chú ý, GPLX quốc tế không có giá trị lưu hành tại quốc gia cấp bằng lái xe quốc tế đó.
Do vậy, bằng lái xe quốc tế chỉ áp dụng cho người nước ngoài đến Việt Nam định cư trong thời gian nhỏ hơn 3 tháng, người Việt Nam du học ở nước ngoài không thể sử dụng bằng lái xe này.
Tuy nhiên cần lưu ý ngoài việc mang theo GPLX quốc tế, người nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam cũng cần phải mang theo GPLX quốc gia. Trường hợp không mang theo GPLX quốc gia sẽ bị phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với người điều khiển xe 2 bánh có dung tích xy-lanh dưới 175 cm3 (điểm b, khoản 5, điều 21).
- Phạt tiền 3-4 triệu đồng đối với người điều khiển xe 2 bánh có dung tích xy-lanh trên 175 cm3 (điểm c, khoản 7, điều 21).
- Phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự ôtô (điểm c, khoản 8, điều 21).