Hai tháng sau khi Grab mua lại thị trường kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, mảng taxi công nghệ tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của một số nền tảng chia sẻ xe mới, cả trong và ngoài nước, bao gồm các hãng taxi truyền thống.
Theo một báo cáo của Google, thị trường vận tải hành khách tại Đông Nam Á đã tăng 4 lần kể từ năm 2015 và sẽ đạt giá trị khoảng 20 tỉ USD vào năm 2025. Trong đó, Grab là hãng taxi công nghệ lớn nhất hiện nay và đã có mặt tại hơn 200 thành phố sau khi thâu tóm Uber.
Thị trường Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh hơn so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Theo Bộ Giao thông vận tải, số lượng các công ty cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng Grab và Uber đã tăng từ 233 lên 491 trong 2 năm qua.
Chính phủ cũng đang khuyến khích các công ty khởi nghiệp và các công ty taxi triển khai ứng dụng của riêng mình để Grab không còn "một mình một sân" như hiện nay. Những công ty khởi nghiệp trong nước cũng như trong khu vực đang đổ xô vào thị trường Việt Nam.
Cụ thể, dịch vụ gọi xe phổ biến của Indonesia là Go-Jek đã tuyên bố sẽ có mặt tại Việt Nam và Thái Lan thời gian tới. Mới đây, Fastgo là một ứng dụng gọi xe từ công ty Mpos, một công ty con của Nextech, là tập đoàn công nghệ tại Việt Nam chuyên về thương mại điện tử, dịch vụ hậu cần điện tử và công nghệ tài chính.
Đầu tháng 6, ứng dụng Aber đã được ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh, thị trường lớn nhất tại Việt Nam cho các nền tảng chia sẻ xe. Aber được phát triển bởi một nhóm kĩ sư trẻ Việt Nam đang theo học tại Đức và sẽ ra mắt tại Hà Nội vào cuối tháng. Giống Grab, Aber cam kết không tăng phí trong giờ cao điểm, một trong những chính sách bị người dùng chỉ trích rất nhiều.
Một ứng dụng khác là VATO được phát triển bởi công ty vận tải Phương Trang cũng sắp được cho ra mắt trong 1 thời gian ngắn nữa. Ngoài ra, Didi Chuxing của Trung Quốc, MVL có trụ sở tại Singapore cũng đã lên kế hoạch vào thị trường Việt Nam trong nửa cuối năm nay.
Về phần mình, Grab đang phải đối mặt với một số cơn bão pháp lý về việc sáp nhập Uber. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCA) thuộc Bộ Công thương đã điều tra về thương vụ này vào tháng 4/2018. Grab cho biết thị phần của hãng này ở Việt Nam vẫn ở dưới 30%, có nghĩa là không phải thông báo cho VCA. Tuy nhiên, vào tháng 5, VCA cho biết thị phần của Grab đã trên 50% và có dấu hiệu của hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh.
Tới ngày 23/6, Bộ Giao thông vận tải đã bác bỏ đề xuất mở rộng dịch vụ GrabTaxi thí điểm tại các thành phố như Ninh Thuận, Đồng Tháp và Gia Lai. Trước đó, Grab đã được cho phép chạy thí điểm trong 5 năm đến 2020 tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Khánh Hòa. Tuy nhiên, Chính quyền thành phố Đà Nẵng vẫn chưa cho phép Grab hoạt động tại đây.
Một số nhà phân tích nghi ngờ việc các ứng dụng trong nước không thể cạnh tranh với các hãng nước ngoài do tiềm lực tài chính mạnh mẽ và hỗ trợ của các nhà đầu tư. Điều này do các công ty trong nước đã vào thị trường quá muộn, tuy nhiên, muộn còn hơn không, từng bước các công ty khởi nghiệp và các hãng taxi đang dần dần có được chỗ đứng trong thị trường.