img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Khi nào nên thay nước làm mát xe tay ga?

Không ít người thắc mắc động cơ xe tay ga nóng lên nhanh khi di chuyển có phải do nước làm mát của xe đã bị cạn? Vậy khi nào cần thay nước làm mát xe tay ga?

Dung dịch nước làm mát đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của động cơ, giúp duy trì độ ổn định nhiệt độ của động cơ.

Các xe tay ga trang bị động cơ làm mát bằng dung dịch như Honda Lead, Honda Airblade, Honda SH Mode... có các bình nước phụ dự trữ để làm mát. Trên bình nước này có 2 vạch chỉ mức cao nhất và thấp nhất. Thông thường, nước làm mát sẽ được đổ đến giữa 2 vạch này. Nếu dưới vạch thấp nhất thì cần bổ sung thêm và cũng không nên đổ quá đầy sẽ khiến nước làm mát bị trào ra ngoài.

Việc hết nước làm mát bên cạnh nguyên nhân do bay hơi tự nhiên còn liên quan đến hệ thống phớt chắn nước làm mát trên xe. Nếu phớt hở làm rò rỉ nước làm mát dẫn đến động cơ bị quá nhiệt và không làm việc ổn định. Các dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử, khi động cơ bị quá nhiệt sẽ báo lỗi và không hoạt động.

nước làm mát xe tay ga
Dung dịch nước làm mát đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của động cơ

Để bảo vệ động cơ xe giúp xe hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu cần đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ thường xuyên để kiểm tra hệ thống nước làm mát. Theo khuyến cáo, tối đa sau 2 năm sử dụng xe cần thay nước làm mát định kỳ một lần.

Trường hợp chủ xe thường xuyên sử dụng xe với cường độ cao thì thời gian thay sẽ sớm hơn.

Chủ xe còn có thể theo dõi hệ thống nước làm mát thông qua đèn báo hiển thị trên bảng màn hình điều khiển của xe. Nếu đèn báo đỏ chứng tỏ động cơ đang bị quá nhiệt, hệ thống làm mát đang gặp vấn đề. Trường hợp chủ xe đang di chuyển cần dừng xe lại, tắt máy để động cơ nghỉ ngơi đến khi đèn không báo đỏ thì nhanh chóng đưa xe đến đại lý để kiểm tra, thay thế kịp thời.

Trường hợp cố tình di chuyển khi đèn báo đỏ có thể gây ra tình trạng chết máy, không khởi động được xe.

Ngoài ra, dung dịch làm mát nếu để lâu cũng có thể bị biến chất gây rỉ sét hệ thống làm mát, giảm hiệu quả làm mát, giảm tuổi thọ quạt làm mát, giảm công suất của động cơ.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm