Vi phạm liên quan đến giấy tờ xe là người tham gia giao thông thường mắc phải, khi khi bị xử lý vi phạm thì có không ít người nhầm lẫn giữa 2 mức phạt “không mang” và “không có” giấy tờ xe. Thậm chí nhiều người mang nhưng cố tình không xuất trình để có thể xin xỏ lực lượng chức năng hoặc kéo dài thời gian xử lý.
Theo điểm a, b khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi bạn điều khiển xe ô tô không có Giấy tờ đăng ký xe và giấy phép lái xe thì mỗi lỗi sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016 quy định: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của luật xử lý vi phạm hành chính.
04 loại giấy tờ xe phải mang khi tham gia giao thông
Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.