img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Kinh nghiệm đạp ga “chuẩn” giúp tiết kiệm xăng

Đạp chân ga không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến sự vận hành bền bỉ của xe, mà còn khiến hao tốn lượng nhiên liệu sử dụng. Vậy đạp ga như thế nào “chuẩn” giúp tiết kiệm xăng?

Bất kể tài xế mới hay tài xế đã lái xe lâu năm, thói quen vừa đạp ga và đạp chân phanh một cách ‘vô tội vạ’ là điều không khó tìm thấy. Hành động này trước tiên sẽ gây hao mòn phanh, tiêu tốn nhiên liệu lãng phí và về lâu dài cũng sẽ khiến chủ xe mất tiền sửa chữa, nâng cấp cho động cơ xe.

Do đó, hãy lưu ý và sử dụng những kĩ năng đạp ga xe ô tô đúng cách sau đây để tránh các tác hại trên, đồng thời duy trì sức vận hành mạnh mẽ cho xe.

Đạp ga thế nào cho chuẩn để tiết kiệm xăng?

Để đạp ga xe ô tô tiết kiệm xăng, người lái xe nên thực hiện các bước như sau:

Đầu tiên bạn phải hiểu rõ về điều khiển bàn đạp ga. Điều khiển bàn đạp ga là hoạt động giúp bạn thay đổi tốc độ tăng hay giảm hoặc duy trì tốc độ đều trong một khoảng thời gian. Đạp ga khiến cho chuyển động của xe ô tô cho phù hợp với hoàn cảnh giao thông.

đạp chân ga
Điều khiển bàn đạp ga là hoạt động giúp bạn thay đổi tốc độ tăng hay giảm hoặc duy trì tốc độ

Việc đặt chân lên bàn đạp ga đúng cách giúp người điều khiển xe có một tư thế tốt và an toàn hơn. Khi điều khiển ga, lái xe phải đặt 2 phần 3 bàn chân phải lên bàn đạp ga, phần gót chân nên tỳ vào vị trí sàn buồng lái để lấy đó làm điểm tựa. Sau đó người sử dụng xe hãy dùng lực mũi bàn chân để điều khiển bàn đạp ga. Hãy lưu ý là chỉ nên dùng lực mũi bàn chân chứ không nên dùng lực của toàn bộ bàn chân vì như vậy sẽ nhanh mỏi.

Người điều khiển xe sẽ cần nhấn chân xuống bàn đạp ga để khởi động xe, khi khởi động xe không nên quá vội vàng, hãy nhấn ga từ từ. Người lái dùng phần mũi bàn chân của mình để nhẹ nhàng ấn bàn đạp ga xuống dưới và chờ cho đến khi động cơ hoạt động. Sau đó giảm ga dần dần để động cơ của xe chạy ở chế độ không tải. Để làm được như vậy, người lái xe phải từ từ nhấc mũi bàn chân, ngay lúc này, bộ phận lò xo hồi vị sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu.

đạp chân ga
Việc đặt chân lên bàn đạp ga đúng cách giúp người điều khiển xe có một tư thế tốt và an toàn hơn

Khi xe ô tô đứng yên thường có sức ỳ rất lớn, sau khi khởi động, muốn xe di chuyển mà tiết kiệm nhiên liệu phải tăng ga một cách nhẹ nhàng để xe bắt đầu tăng sức kéo và di chuyển. Lúc này, động cơ rất dễ bị tắt đột ngột, đặc biệt là trong trường hợp tải trọng xe ô tô lớn hoặc sức cản của mặt đường quá lớn. Cách khắc phục tình trạng này chính là nhấn ga thật nhiều nhưng không nên quá mạnh.

Khi bạn muốn tăng tốc của xe, bí quyết dành cho bạn là hãy đạp ga thật chậm rãi để tốc độ của xe tăng dần dần chứ không phải tăng đột ngột. Tăng tốc độ đột ngột có thể gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn, bên cạnh đó còn có thể khiến xe hao tổn tuổi thọ và tốn nhiều nhiên liệu hơn.

Nếu muốn giảm tốc độ của xe, để tiết kiệm nhiên liệu được tối ưu nhất, tài xế nên nhả ga từ từ. Tốc độ của xe ô tô sẽ giảm dần theo hướng di chuyển của xe thay vì giảm một cách đột ngột. Để duy trì chuyển động của xe, không tăng tốc hay giảm tốc trong một khoảng thời gian. Người lái xe hãy chú ý đồng hồ tốc độ, sau đó điều chỉnh bàn đạp ga để ô tô di chuyển với một tốc độ nhất định. Nhiều người cho rằng chỉ cần giữ nguyên bàn đạp ga thì xe sẽ chạy đều, thực tế điều này sẽ khiến xe chạy lúc nhanh lúc chậm bởi còn phụ thuộc vào sức cản chuyển động của mặt đường.

Trong trường hợp người điều khiển xe muốn chuyển số cao về số thấp khi đang lái xe trên đường, hãy lưu ý cần tăng ga để bảo đảm đồng tốc khi gài số. Hành động này sẽ giúp lái xe tránh hiện tượng bánh răng trong hộp số xe bị kêu, kẹt hoặc sứt mẻ.

Thực hiện những thao tác trên khi sử dụng bàn đạp ga, người điều khiển xe sẽ tiết kiệm được một lượng nhiên liệu đáng kể và tăng tuổi thọ cho xe. Bên cạnh phương pháp trên, còn rất nhiều phương pháp giúp tiết kiệm xăng khác như: tắt động cơ khi không sử dụng, lốp luôn trong tình trạng căng hơi, thường xuyên làm sạch bộ lọc khí, hạn chế sử dụng điều hòa hoặc lái xe ở tốc độ vừa phải.

 

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm