Việc lái xe trên đường cao tốc mới thể hiện được khả năng vận hành thực sự của chiếc xe. Tài xế sẽ ít bị ngăn cản bởi đèn giao thông hoặc tắc đường. Cũng chính bởi vậy đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều khả năng xảy ra va chạm do không làm chủ tốc độ.
Một trong số đó là những vụ va chạm từ phía sau, hậu quả để lại thật khó lường. Tài xế cần chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết để xử lý, ngăn chặn và hạn chế tối đa thiệt hại của những lần va chạm này.
Trong trường hợp tốc độ xe không nhanh lắm, tài xế có thể kịp thời kiểm soát tốc độ và quan sát thấy không có xe phía sau gương chiếu hậu, thì hãy bật xi nhan và sau đó chuyển làn càng sớm càng tốt nếu thấy an toàn.
Như vậy, tài xế có thể ngăn chặn xe mình va chạm với xe phía trước. Sau khi xe đã dừng lại an toàn, hãy cắm biển cảnh báo ở phía sau đuôi xe ở một khoảng cách nhất định để nhắc nhở các phương tiện phía sau.
Trường hợp tốc độ xe đang cao, hãy đạp nhẹ phanh để giảm dần tốc độ, chú ý duy trì khoảng cách an toàn nhất định. Nếu xe đang chạy tốc độ 100km/h thì khoảng cách là 70m. Nếu tốc độ khoảng 80km/h thì khoảng cách tối thiểu là 50m.
Nếu tốc độ trên 80 km/h, tài xế phía sau có thể không kịp phản ứng nếu thấy xe phía trước phanh gấp. Do đó, tài xế nên nhấp nhả phanh để cảnh báo, cách này an toàn hơn so với đạp phanh đột ngột và cũng sẽ an toàn hơn. Khoảng cách giữa hai xe cũng được đảm bảo hơn.
Theo kinh nghiệm lái xe của các tài xế lâu năm, khi gặp trường hợp phanh gấp ở tốc độ cao, không nên đánh lái gấp, vì như vậy sẽ khiến xe mất kiểm soát, có thể khiến xe bị lật và văng ra khỏi đường cao tốc. Lái xe trên đường cao tốc là bài kiểm tra kĩ năng và phẩm chất tâm lý của tài xế, vì vậy phải chú ý tuân thủ luật lệ giao thông và tập trung vào việc lái xe.