img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Kỹ năng cơ bản cho người mới học lái xe số sàn

Với những người mới tập lái xe số sàn, "tậu" một vài kinh nghiệm lái xe sẽ giúp nâng cao tính an toàn, cũng như tạo sự thoải mái, tự tin khi ngồi sau vô lăng.

1. Làm quen và định vị chân côn

Đối với những người mới học lái hoặc lần đầu ngồi sau vô lăng của các xe hơi số sàn việc phối hợp chân ga, chân phanh, chân côn rất quan trọng, khác với người điều khiển xe hơi số tự động người điều khiển số sàn cần 1 lúc 2 chân, chân trái để ở bàn đạp côn để đạp và nhả côn, chân côn được bố trí vị trước của chân người lái và nằm bên phải chân phanh. Bên cạnh đó chân phải dùng để phối hợp giữa chân phanh và chân ga.

2. Điều khiển hộp số

Hệ thống chân côn, chân phanh, chân ga có liên quan mật thiết tới hợp số trước khi lái cần làm quen với sơ đồ đánh số, sơ đồ chuyển số phụ thuộc vào từng loại sơ đồ này được vẽ trên cần gạt số, sơ đồ thường có hình chữ H, hầu hết các mẫu xe hơi số sàn hiện nay thường được trang bị hộp số 6 cấp khác nhau.

hộp số
Hệ thống chân côn, chân phanh, chân ga có liên quan mật thiết tới hợp số trước khi lái cần làm quen với sơ đồ đánh số

3. Khởi động và điều khiển xe di chuyển

Bước tiếp theo người lái sẽ khởi động và điều khiển xe di chuyển theo hướng lái đã được xác định, 1 lưu ý nhỏ cho người lái xe hơi vào buổi sáng nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành tránh động cơ bị ăn mòn và hư hỏng sau khoảng thời gian dài không vận hành. Để di chuyển xe chuyển động về phía trước người lái xe cần đạp hết chân côn, chân phanh đưa cần số về vị trí số 1 chuyển từ chân phanh qua chân ga mở nhẹ côn từ từ cho xe chuyển động về hướng phía trước đã xác định, quá trình phối hợp giữa chân ga và chân côn là 1 quá trình không đơn giản với những người mới làm quen xe số sàn.

Nếu nhả chân côn quá nhanh xe sẽ chết máy đồng thời nhả chân côn quá chậm và vào chân ga quá nhanh thì ống xả của xe sẽ phát ra tiếng nổ lớn và ảnh hưởng đến động cơ, chính vì vậy cần phối hợp nhịp nhàng giữa 2 động tác này.

điều khiển xe di chuyển
Để di chuyển xe chuyển động về phía trước người lái xe cần đạp hết chân côn, chân phanh đưa cần số về vị trí số 1

4. Chuyển số và tăng tốc

Khi xe đã chuyển động người lái xe muốn tăng tốc có thể tác động 1 lực trực tiếp vào chân ga khi nghe tiếng ga kêu lớn động cơ nằm ở 2000 rpm/phút thì cứ việc đạp hết hành trình của côn chuyển về số 2.

Một lưu ý nhỏ là các lái xe không nên đạp lên chân côn khi không cần thiết, bên cạnh đó cần thực hiện động tác “côn ra ga vào” tức là giảm ga cắt côn nhanh sang số và nhả côn từ từ kết hợp tăng ga sẽ giúp côn xe không bị mài mòn, khỏe hơn tránh trình trạng ì máy. Khi chiếc xe đã vận hành mượt mà trên đường chúng ta cần lập lại quy trình sang số cao hơn để tăng tốc di chuyển của xe.

Theo các chuyên gia hướng dẫn vận tốc phù hợp cho từng cấp số như sau:

Số 1 – từ 5-10km/h

Số 2 - từ 10 – 15km/h

Số 3 - từ 15 – 30km/h

Số 4 - từ 35 – 40km/h

Số 5 - từ 45km/h trở lên

Để thực hiện quá trình lùi xe cần thực hiện thao tác chuyển số, đặc biệt cần số cần chuyển về số R đồng thời phối hợp nhịp nhàng giữa chân phanh và chân côn để điều chỉnh tốc độ lùi của xe.

5. Giảm tốc độ và dừng xe

Khi xe đang di chuyển với tốc độ ổn định bạn muốn giảm tốc độ thì người lái xe phải chuyển số theo quy trình ngược lại.

Lưu ý: khi tăng số có thể tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao khi giảm số bạn cần phụ thuộc vào tốc độ. Trường hợp cần đỗ xe tại 1 địa điểm nào đó trong khoảng thời gian khá lâu cách tốt nhất nên đưa cần số về số N sau đó buông trái ra khỏi bàn đạp côn và kéo thắng tay để đảm bảo an toàn tránh trường hợp xe bị trượt dốc.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm