img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Làm gì khi động cơ ô tô bị nóng?

Động cơ quá nóng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, kỹ năng giải quyết tình huống này sẽ giúp bạn có những hành trình an toàn cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc sửa chữa.

Dưới đây là một số cách làm mát động cơ khi bị nóng:

1. Dừng xe vào lề đường sớm nhất có thể

Động cơ xe ô tô bị nóng gây ảnh hưởng không tốt tới xe ô tô, nếu tình trạng này xảy ra quá lâu xe có thể bị hư hỏng nặng.

Người lái hãy quan sát đồng hồ đo nhiệt, nếu kim nhiệt độ báo nhiệt độ ở vị trí vạch đỏ thì chắc chắn xe đang bị quá nhiệt. Bên cạnh đó, động cơ tỏa ra hơi nước cũng là dấu hiệu thông báo động cơ ô tô bị sôi nước... Khi phát hiện thấy hai dấu hiệu này, cần tìm vị trí an toàn để đỗ xe.

cách xử lý khi động cơ bị nóng
Két nước bị sôi khiến hơi nước bốc ra từ động cơ xe

Với trường hợp không tìm được vị trí để đỗ xe ngay lập tức, hãy tắt điều hòa mở cửa sổ xe, bật máy sưởi và quạt tản nhiệt - hành động này sẽ giúp động cơ giải thoát hơi nóng.

2. Mở nắp ca pô khi hơi nước không còn bốc ra

Két nước bị sôi khiến hơi nước bốc ra từ động cơ xe, người lái không nên mở nắp ca pô ngay vì dễ bị bỏng tay. Việc đợi nắp ca pô nguội có thể kéo dài từ 30 đến 45 phút nhưng nó sẽ giúp người lái an toàn.

Lưu ý, khi mở nắp ca pô, người lái tắt máy nhưng vẫn để chìa khóa ở chế độ “ON”. Các bộ phận trong xe sẽ vẫn được hoạt động để tiếp tục việc làm mát cho xe.

3. Kiểm tra ống tản nhiệt trên két nước

Người lái xác định tình trạng hệ thống tản nhiệt bằng cách bóp nhẹ ống tản nhiệt (bóp bằng tay). Nếu ống quá cứng và khó bóp thì không nên mở nắp két nước vì áp suất trong ống đang rất cao và việc mở nắp két nước là rất nguy hiểm.

cách xử lý khi động cơ bị nóng
Động cơ xe ô tô bị nóng gây ảnh hưởng không tốt tới xe ô tô

Lưu ý, ống tản nhiệt có thể có nhiệt độ khá cao nên người lái cần sử dụng một mảnh vải sạch hoặc khăn để cầm vào ống. Hạn chế cầm trực tiếp bằng tay.

4. Vặn nắp két nước đúng cách

Để vặn nắp két nước một cách an toàn nhất, người lái hãy sử dụng một tấm vải dày để lót nắp két nước. Chất lỏng bên trong két sẽ nhanh chóng nguội khi két nước được mở nắp.

Đối với những loại két nước không có ren, người lái cần ấn nó xuống sau khi nới lỏng ngay lập tức. Nắp két nước có thể được mở hẳn theo cách này.

cách xử lý khi động cơ bị nóng
Rò rỉ nước ở hệ thống làm mát cũng là một trong những nguyên do khiến xe ô tô bị quá nhiệt

5. Kiểm tra động cơ có bị rò rỉ nước làm mát không

Rò rỉ nước ở hệ thống làm mát cũng là một trong những nguyên do khiến xe ô tô bị quá nhiệt; người lái cần kiểm tra phía bên dưới gầm xe để xem có bị rò rỉ nước làm mát hay không. Đặc trưng của nước làm mát là có mùi dễ chịu và có thể tìm thấy ở những vị trí như ống dưới gầm xe hoặc phần nắp của két nước.

Đặc biệt, loại dung dịch này không khác nước thường quá nhiều và không đậm đặc như dầu. Với một số hãng nước làm mát, dung dịch này có thể có màu xanh lá, xanh lam, vàng, đỏ…

6. Bổ sung nước và dung dịch làm mát

Khi kiểm tra và xác nhận nước làm mát đã hết, người lái hãy cung cấp thêm nước làm mát cho xe. Nếu không chuẩn bị sẵn nước làm mát dự phòng, người lái có thể đổ trực tiếp nước sạch vào để thay thế.

7. Trường hợp nghiêm trọng gọi ngay xe cứu hộ

Hãy khởi động xe để chắc chắn rằng kim chỉ nhiệt độ không còn nằm ở vạch đỏ nữa. Nếu kim chỉ nhiệt vẫn chưa thay đổi, hãy tắt máy, chờ đến khi kim nhiệt trở về bình thường.

Nếu tình trạng quá nhiệt không giảm đi và ngày càng nghiêm trọng nên gọi cứu hộ. Nhiệt độ nước làm mát quá cao, hoặc đầu máy quá nóng sẽ khiến động cơ bị hư hại nghiêm trọng.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm