Hư phốt cao su
Đối với những hệ thống phanh đã sử dụng lâu ngày có một trường hợp thường xuyên xảy ra là các phốt cao su bên trong heo phanh bị chai cứng, dẫn đến dù đã thả tay phanh ra nhưng lá bố vẫn còn ép vào đĩa nhanh tạo ra ma sát không cần thiết.
Với trường hợp này bắt buộc phải vệ sinh lại heo phanh và thay lại các phốt cao su bên trong.
Đĩa phanh bị cong vênh
Có nhiều trường hợp đĩa phanh bị tác động với một lực mạnh làm vênh đĩa, một số dòng xe tiêu biểu như Raider có đĩa phanh lớn lắp gần với phần niềng xe khi chẳng may lao qua ổ gà sẽ dẫn đến cả niềng xe và đĩa phanh bị vênh.
Với trường hợp này khi bóp phanh người dùng sẽ thấy hiện tượng tay phanh bị nhịp và bánh xe phanh lại không được mượt, buộc chủ xe phải đi ép lại cả mâm xe và đĩa, điểm quan trọng là phải vớt phẳng lại các vị trí bắt đĩa phanh trên mâm xe thì mới khắc phục được hoàn toàn.
Tăng xích không đều
Trường hợp này gặp ở phanh đĩa bánh sau, một số người thợ tăng xích không đều cả 2 bên đã làm bánh xe sau bị lệch và lúc này đĩa phanh sẽ cạ vào cùm phanh mặc dù đang ở trạng thái mở. Để khắc phục thì đơn giản chỉ cần điều chỉnh lại cho đều cả 2 bên là được.
Khô trục trượt
Rất nhiều xe gặp phải tình trạng này, nguyên nhân là trong quá trình sử dụng nước và đất lọt vào trong phần trục trượt của heo phanh làm phần trục bị khô mỡ và dẫn đến hiện tượng kẹt phanh.
Với lỗi này chủ xe cần tháo heo phanh và vệ sinh bôi mỡ lại phần trục trượt của heo phanh để khắc phục.
Đĩa phanh gặp tình trạng nóng quá lâu sẽ dẫn đến nguy hiểm vì phanh có thể bị cháy và mất lực phanh, nếu xe mình đĩa phanh bị nóng một cách bất thường thì chủ xe nên kiểm tra lại các điểm mình đã nói phía trên để khắc phục lỗi.