Để tránh bị gian lận, mất tiền oan khi đổ xăng, người tiêu dùng cần chú ý một về vài mẹo sau đây.
Không nên đổ xăng đầy bình
Bạn chỉ cần đổ lượng xăng vừa phải cho hành trình, xăng càng ít, xe nhẹ thì lượng tiêu thụ nhiên liệu cũng tiết kiệm hơn.
Ngoài ra, nếu đổ đầy bình xăng, người tiêu dùng rất dễ bị gian lận. Bởi vì cơ chế hút xăng ngược của "cò" bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm. Điều này vô hình trung khiến nhân viên đổ xăng căn hạn mức đầy bình, chỉ số xăng vẫn chạy nhưng lượng xăng đổ vào sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị.
Đổ xăng khi còn 1/2 bình
Khi đổ xăng, nên yêu cầu bấm cho xăng chảy từ từ vào bình. Vì khi dòng chảy của xăng vào bình nhanh, mạnh, xăng giãn nở nhiều hơn.
Nếu để cho bình xăng thật cạn, thì khi đổ xăng, dòng xăng chảy xuống sẽ gặp áp suất lớn hơn, làm cho xăng giãn nở thể tích. Khi xăng còn 1/2 thì khoảng cách từ vòi xăng xuống chỗ xăng mới rơi vào giảm đi và áp suất trong bình xăng không nhiều bằng khi xăng đã cạn bình.
Chọn thời điểm đổ xăng
Xăng giãn nở hay co lại tùy vào nhiệt độ. Buổi sáng tiết trời mát hơn, trong suốt một đêm xăng co lại, giảm thể tích, vì thế, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất. Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi ta trả tiền 10 lít xăng nhưng có thể ta chỉ nhận được từ 9,1 – 9,3 lít, phần còn lại chỉ là hơi xăng.
Vì vậy, người tiêu dùng nên mua xăng vào buổi sáng lúc nhiệt độ vẫn còn thấp. Làm như vậy, các bạn sẽ mua được lượng xăng nhiều hơn với số tiền tương đương khi mua vào buổi trưa hoặc chiều.
Bạn cũng không nên đổ xăng lúc xe bồn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng. Lúc xe bồn đổ xăng vào bồn chứa ào ào, gia tăng áp suất trong bồn chứa xăng của trạm xăng làm xăng giãn nở ra. Khi đó, ta lại phải mua một tỷ lệ khí xăng, hơi xăng.
Tự đong đo xăng bằng bình
Bạn có thể mang can hoặc chai từ nhà và đến mua xăng tại trạm đổ xăng.
Phương án này có vẻ bất tiện nhưng có lẽ là cách hiệu quả nhất để mua đúng, đủ xăng với số tiền mình đã bỏ ra.
Để ý bảng điện tử nhảy số tiền
Khi bơm xăng, một số nhân viên cây xăng có thể gọi khách hàng ra chỗ khuất tầm nhìn với bảng điện tử. Khách hàng thường làm theo chỉ dẫn vì một vài lý do cá nhân. Song đây cũng là một cách mà người tiêu dùng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bán xăng trục lợi.
Trong tình huống này, khách hàng cần thẳng thắn yêu cầu nhân viên cho xem bảng điện tử khi đổ xăng. Bằng cách khác, người dùng có thể chọn chỗ dễ quan sát nhất, không cần thiết phải đứng cạnh xe.
Mua theo "cánh taxi"
Bạn nên mua xăng ở các cây xăng có nhiều lái xe taxi hoặc xe tải ghé vào. Đây là một mẹo nhỏ "ăn hôi" thông minh của nhiều người tiêu dùng.
Những lái xe taxi hoặc xe tải thường xuyên đi lại, do đó họ có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xăng dầu.
Không mua xăng khi có hai người cùng thao tác
Nhiều cửa hàng xăng viện lý do đông khách hàng hoặc quá tải để áp dụng cách thức vận hành hai người một máy đổ xăng. Tức là một người thao tác bấm máy và một người thao tác cầm vòi đổ xăng. Cách làm này sẽ khiến bạn cảm thấy dịch vụ chăm sóc khách hàng của trạm xăng khá chu đáo và chỉn chu.
Song đây chính là mánh khóe gian lận trắng trợn mà bạn cần phải đề phòng. Nếu thấy hiện tượng này xuất hiện, cách tốt nhất là bạn cần chú ý và theo dõi thật kĩ máy đo xăng.
Quan sát kỹ khi mua xăng
Thứ nhất, bạn có thể phát hiện được những biểu hiện bất minh của nhân viên trạm xăng.
Thứ hai, bạn biết được đồng hồ xăng đã hiển thị đủ hay chưa, có bị nhảy số hay không. Một số cây xăng có “mánh” kéo dài dây bơm xăng ra xa để khách hàng khó quan sát đồng hồ, bạn cũng nên lưu ý.
Không nên đổ quá nhiều xăng khi mua ở các cây xăng “lạ”
Những địa điểm lần đầu tiên bạn đổ xăng, cũng có thể là cây xăng “lạ” mà bạn cảm thấy không tin tưởng.
Hãy ước lượng xem bạn cần bao nhiêu xăng để hoàn thành chuyến đi và có thể đến được cây xăng quen thuộc mà mình thường mua xăng.