1. Bảo hiểm xe máy là gì?
Bảo hiểm xe máy là loại giấy tờ không thể thiếu với chúng ta khi điều khiển xe máy tham gia giao thông. Bảo hiểm xe máy mang đến sự bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp tai nạn, mất mát, trộm cắp hoặc thiệt hại về xe máy.
Bảo hiểm xe máy bao gồm bảo hiểm trách nhiệm trong trường hợp bạn chịu trách nhiệm về thương tích hoặc thiệt hại tài sản của bên thứ ba. Các hợp đồng bảo hiểm này cung cấp phạm vi bảo hiểm cho xe máy, máy cắt, xe đạp hoặc môtô thể thao.
2. Phải làm gì để nhận được bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn?
Để nhận được tiền bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn, bạn phải lập hồ sơ nộp cho công ty bảo hiểm theo quy định.
Hồ sơ, thủ tục bao gồm:
- CMND
- Bản sao giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm
- Tờ khai thông báo tai nạn
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về người như giấy chứng thương, giấy xuất viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, hồ sơ bệnh án, giấy chứng tử (nếu nạn nhân tử vong)
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản: các hóa đơn hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại
- Bản sao các tài liệu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ tai nạn như biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn, bản ảnh (nếu có), kết quả điều tra ban đầu của công an…
Với các trường hợp xe máy bị cháy nổ cần có thêm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe, giấy giám định tại công ty bảo hiểm.
Tùy theo loại hình bảo hiểm mà khách hàng đã tham gia mà cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác theo quy định của công ty bảo hiểm.
Theo quy định hiện hành, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe máy có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm đồng thời nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường để được giải quyết trong thời gian ngắn nhất.
3. Mức bồi thường của bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn là bao nhiêu?
Khi xảy ra tai nạn công ty bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe hoặc người bị thiệt hại (là người bị người mua bảo hiểm gây tai nạn) số tiền bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm phải trả trong trường hợp có người tử vong do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/ 1 người/ 1 vụ tai nạn.
Đối với mức thiệt hại về xe, công ty bảo hiểm phải chi trả tối đa 50 triệu đồng/ 1 vụ tai nạn do xe máy gây ra.
4. Những trường hợp không được bồi thường bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn?
Các trường hợp sau sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại:
- Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại
- Lái xe gây ra tai nạn và có hành động trốn tránh trách nhiệm của mình như không tìm cách khắc phục tai nạn và cứu giúp người bị thương, bỏ trốn…
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ (Lưu ý: Các trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn thì được coi là không có giấy phép lái xe)
- Lái xe điều khiển xe máy khi uống rượu bia có nồng độ cồn trong khí thở vượt mức cho phép theo quy định của pháp luật hoặc trong cơ thể có chất ma túy, chất kích thích bị cấm
- Thiệt hại trong các trường hợp như chiến tranh, khủng bố, bạo động…
- Xe vi phạm luật an toàn giao thông như xe đi ngược chiều, đi vào đường cấm, xe chở hàng trái phép, xe chở quá tải, quá số lượng người quy định
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, đồ cổ, thi hài, hài cốt, tranh ảnh quý,các giấy tờ có giá trị như sổ tiết kiệm, tiền…
Ngoài ra còn có các loại trừ bảo hiểm khác tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa khách hàng và công ty bảo hiểm.
5. Bảo hiểm xe máy giá bao nhiêu tiền?
Thông tin giá bảo hiểm xe máy hiện nay cho chủ sở hữu phương tiện xe máy cần biết:
Theo thông tư số 22/2016/TT-BTC của bộ tài chính thì mức giá bảo hiểm xe máy sẽ là:
- Xe mô tô 2 bánh từ 50 cc trở xuống: 55.000 VNĐ/năm
- Xe mô tô 2 bánh từ 50 cc: 60.000 VNĐ/năm
- Xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự: 290.000 VNĐ/năm
(Phí bảo hiểm trên đây chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng).
Trên đây là 5 câu hỏi mà mọi người thường thắc mắc về bảo hiểm xe máy. Bảo hiểm xe máy được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ những người sử dụng xe máy làm phương tiện lưu thông chính đồng thời nó cũng là khoản dự trữ để giải quyết về mặt tài chính khi các rủi ro xảy ra.