Ắc quy yếu hoặc đã bị hỏng
Ắc quy là bộ phận tích điện trên xe ô tô, việc điện tích của Ắc quy bị sụt giảm chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến động cơ khiến nó không khởi động được. Bình thường nếu xe của bạn thường xuyên đi lại thì máy phát điện trong xe sẽ có nhiệm vụ nạp đầy năng lượng tích trữ cho Ắc quy. Tuy nhiên với những chiếc xe không thường xuyên được sử dụng thì máy phát điện không có cơ hội làm việc nên không bù được lượng điện năng mất đi của Ắc quy khiến nó bị yếu điện hoặc hết điện.
Môi trường kết nối giữa các cực của Ắc quy kém
Việc những chiếc Ắc quy đã bị ăn mòn 2 đầu cực sẽ dẫn đến khả năng dẫn điện kém khiến cho Ắc quy không thể nạp được điện tích trữ. Điều này sẽ dẫn đến Ắc quy bị hết điện và không thể tiếp tục hoạt động được.
Cần số chưa đặt đúng vị trí
Trường hợp này thường xuyên gặp đối với những tài xế mới học lái xe. Khi bạn cắm chìa khóa và khởi động nhưng đèn trên bảng điều khiển không sáng và chiếc xe vẫn đứng im thì bạn nên kiểm tra lại vị trí cần số. Bạn cần phải đưa cần số về vị trí P đối với hộp số tự động hoặc nhấn đạp côn đối với hộp số sàn. Nếu là xe khởi động bằng nút bấm Start/Stop thì bạn nên nhấn chân phanh khi khởi động.
Hệ thống đề bị lỗi
Các nguyên nhân không khởi động được xe cũng có thể là do hệ thống đề bị lỗi. Một số trường hợp khi mở khóa động cơ không hoạt động nhưng bạn vẫn nghe thấy tiếng lách cách từ bên trong có nghĩa là hệ thống đề của xe bạn đang bị lỗi và bạn phải cần đến cơ sở sửa chữa bảo hành để kiểm tra lại.
Chìa khóa bị lỗi
Với những chiếc chìa khóa tích hợp hiện đại như ngày nay thì những trường hợp gặp phải lỗi kỹ thuật do chìa khóa không còn quá xa lạ nữa. Ví dụ hệ thống nhận diện vân tay giữa chìa khóa và ổ khóa có thể không nhận dạng được do tay bạn dính mồ hôi hoặc bị ướt, hệ thống chống trộm có thể nhầm lẫn và ngăn chặn bạn khởi động xe…. Vì thế nếu bạn đang dùng một chiếc chìa khóa xe hiện đại thì nên tiến hành kiểm tra và thay pin thường xuyên để tránh trường hợp nó “phản lại chủ” bất cứ lúc nào.