Rà phanh liên tục khi xuống dốc
Khi đang xuống dốc, nhiệt từ má phanh truyền ngược lại khiến dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là dễ mất phanh khi đi đến cuối chặng đèo dốc, khi đó tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không ăn sẽ gây ra hậu quả rất nguy hiểm.
Sử dụng chất kích thích
Có một vấn đề mà trên báo đài luôn nhắc đi nhắc lại khi mọi người tham gia giao thông, đó là đã uống rượu bia thì không lái xe. Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn chủ quan rằng họ có thể làm chủ được khi di chuyển trên đoạn đường ngắn hoặc đã có kinh nghiệm lái xe lâu năm hoặc cho rằng đã tỉnh táo khi chợp mắt ngủ một giấc.
Thế nhưng trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng cần rời xa vô lăng khi đã có chất kích thích trong người. Vì nếu xảy ra va chạm, chắc chắn bạn là người phải chịu phát nặng nhất. Tệ hơn sự ảnh hưởng của rượu bia sẽ khiến bạn phản xạ kém trong lúc xảy ra sự cố dẫn tới tai nạn không đáng có.
Phanh trong khúc cua
Trong những khúc cua, theo thói quen người lái luôn nghĩ phanh làm tốc độ xe chậm lại sẽ giúp cho vòng cua dễ dàng hơn. Ít ai biết rằng, thực ra khi cua, phanh sẽ làm bánh xe khó kiểm soát. Hơn nữa, đoạn cua ngắn không có đủ thời gian để tính toán trọng lượng trên xe. Nếu xe quá nặng cộng với quán tính lớn khiến việc phanh trong lúc này càng thêm nguy hiểm.
Đi vào điểm mù của xe khác
Đi vào khu vực vị trí điểm mù của xe là một điều ‘cấm kỵ’ mà tài xế không bao giờ được phép mắc phải. Bởi khi dừng ở những vị trí này, tài xế chiếc xe phía trước sẽ không thể nhìn thấy bạn và tai nạn là điều khó tránh khỏi trong tình huống di chuyển như rẽ phải hoặc rẽ trái.
Sử dụng đèn pha trong trời sương mù
Trong trời sương mù, ánh sáng từ đèn pha sẽ chiếu tất cả các phân tử hơi nước trong không khí, sự khúc xạ ánh sáng sẽ khiến cho tầm nhìn tồi tệ hơn. Vì thế hãy bật đèn sương mù hoặc công tắc đèn chiếu gần, đủ để các lái xe khác biết có xe phía đối diện.