Vòng tua máy là gì?
Khi khởi động xe, trục khuỷu bên trong động cơ bắt đầu quay. Các pit-tông của động cơ được nối với trục khuỷu và làm quay trục khuỷu thông qua chuyển động lên và xuống. Mỗi lần trục khuỷu hoàn thành một vòng quay 360 độ thì hoàn thành một vòng quay.
RPM viết tắt của "revolutions per minute" hoặc số vòng quay trên phút đề cập đến tốc độ quay của động cơ.
Vòng tua máy là thông số quan trọng để biết được:
- Quyết định thời điểm sang số trên xe số sàn
- Giúp xe tối đa được nhiên liệu nhờ việc chuyển số tại thời điểm thích hợp
- Xác định xem động cơ và hộp số có hoạt động bình thường không
- Tìm ra phương pháp lái xe đúng để kéo dài tuổi thọ của động cơ
Đồng hồ đo vòng tua máy (RPM) thường có bội số của 1.000, cũng có một số xe lấy bội số của 100. Ví dụ, nếu kim của máy đo tốc độ chỉ đến 3 hoặc 30, nó cho thấy rằng động cơ đang quay ở tốc độ 3.000 vòng/phút.
Phạm vi vòng tua máy cao nhất là phạm vi được đánh dấu bằng đường màu đỏ, cho biết vị trí bắt đầu động cơ có nguy cơ bị hỏng. Khi xe ở phạm vi vạch đỏ trong thời gian dài sẽ gây hại cho động cơ. Đây là cách bạn có thể sử dụng máy đo tốc độ hoặc máy đo rpm để vận hành xe một cách an toàn.
Số vòng tua máy vòng/phút của ô tô bao nhiêu là hợp lý?
Một quy luật cơ bản đó là vòng tua máy càng cao thì máy càng hoạt động không được êm ái, động cơ quay quá nhanh khiến máy bị gầm. Đồng hồ vòng tua là bộ phận thông báo tốc độ trục của động cơ. Tốc độ này được tính bằng đơn vị RPM. Người lái cần quan sát đồng hồ vòng tua để phán đoán tình trạng của xe.
Ví dụ xe di chuyển ở mức RPM cao hơn những ngày bình thường dù cấp số và tốc độ vẫn tương tự thì chắc chắn xe đang gặp phải một vấn đề gì đó. Lúc này người lái cần mang xe đi kiểm tra để phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời. Không chỉ vậy, đồng hồ đo vòng tua còn giúp chúng ta nắm bắt được cách sang số đúng thời điểm để nhanh chóng đạt tốc độ theo ý muốn. Người điều khiển xe ô tô nên tạo cho mình thói quen quan sát đồng hồ đo vòng tua để việc lại xe trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Số vòng tua để bao nhiêu là hợp lý?
Đối với những dòng xe được trang bị động cơ xăng thông thường, khi để xe hoạt động ở chế độ không tải, động cơ xe cần số vòng tua máy trong khoảng từ 700 đến 750vòng/phút. Khi đạt nhiệt độ từ 80 – 90 độ (nhiệt độ tối ưu), xe sẽ đạt được số vòng tua máy này. Vì vậy việc người lái thấy động cơ nóng lên là chuyện hoàn toàn bình thường.
Nếu người lái khởi động xe sau một thời gian dài không sử dụng, nhiệt độ của động cơ sẽ hạ xuống rất thấp. Nhiệt độ thấp khiến dầu bị sánh, dẫn đến các bộ phận trong xe hoạt động khó khăn hơn. Để khắc phục tình trạng này, động cơ sẽ tự động gia tăng số vòng tua lên 1.000vòng/phút.
Cụ thể mẹo tăng vòng tua máy ô tô như sau:
Nếu xe di chuyển trong khoảng từ số 1 – 2: để vòng tua máy khoảng 1.400 – 1.800vòng/phút để dễ dàng chuyển số. Khi chuyển sang số cao hơn từ số 2 đến số 3 thì để vòng tua máy trong khoảng 1.300 – 1.700vòng/phút. Xe sẽ chạy êm dần ở số 3, 4, 5 nên chỉ cần để vòng tua trong khoảng 1.200 – 1.600 vòng/phút.
Người lái nên ghi nhớ và nắm rõ qui tắc “vận tốc xe ô tô ở số vòng tua máy 1.000vòng/phút của số lớn sẽ là điểm êm ái tiếp nhận số nhỏ”. Khi xe đang di chuyển với số cao mà bị phanh lại, người lái cần về số. Giảm số vòng tua máy xuống còn 1.000vòng/phút để việc điều khiển xe êm ái hơn.
Nếu đường nhiều chướng ngại vật hoặc quá đông đúc, người điều khiển xe nên giảm tốc độ và nhấn phanh xe, kết hợp với việc nhả côn. Ngược lại, trường hợp đường không quá đông đúc thì người lái có thể tiếp tục duy trì tốc độ, giữ số vòng tua máy khoảng 1.200vòng/phút, sau đó bắt côn. Làm như vậy xe sẽ không bị khựng lại. Thực hiện thao tác tương tự khi tăng tốc cho xe ô tô.
Việc sang số phù hợp với số vòng tua máy sẽ giúp xe di chuyển êm ái, vận hành trơn tru và tăng tính an toàn khi lưu thông trên đường. Do vậy người lái nên chú ý tới đồng hồ đo số vòng tua máy mỗi lần điều khiển xe.