1. Sử dụng hợp lý chế độ chiếu sáng
Thường thì hệ thống chiếu sáng của xe máy bao gồm các đèn chức năng cơ bản như: đèn chiếu gần (đèn cốt) giúp bạn nhìn ở phạm vi rộng nhất, đồng thời giúp người lái xe đi ngược chiều không bị lóa mắt bới ánh sáng mạnh. Đèn chiếu xa (đèn pha) giúp người lái quan sát được xa hơn, tuy nhiên góc chiếu hẹp hơn.
Đèn sương mù với ánh sáng trắng là một loại khác của đèn chiếu gần với giới hạn khoảng sáng rõ ràng hơn, ánh sáng không phản chiếu lại mặt bạn và không khiến bạn bị lóa. Lý do trước đây đèn sương mù có màu vàng hổ phách đó là các nhà sản xuất không kiểm soát tốt thiết kế ống kính và màu vàng thường phản xạ ánh sáng dễ chịu hơn.
Hiện nay, trên thị trường có vô số lựa chọn đèn chiếu sáng cho xe, bạn có thể nâng cấp với loại đèn có chất lượng tốt hơn. Tất nhiên, bạn phải lưu ý loại đèn có công suất không quá lớn, nếu không nó có thể làm cháy hệ thống dây điện của xe, đồng thời, ánh sáng không quá mạnh, để tránh làm lái xe đối diện bị lóa mắt. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm đèn chiếu sương mù để đi ban đêm an toàn hơn.
Một số tay lái còn sử dụng công nghệ đèn LED, đèn Neon, ngoài ra còn nâng cấp cả đèn hậu, thay đổi vị trí đèn tín hiệu, để có diện mạo giống xe đua hơn. Vì thế, khiến cho người khác có nhận diện khi đang chạy trong bóng đêm. Nếu muốn người khác có thể dễ dàng phát hiện ra bạn từ các phía, thì kể cả lúc dừng, bạn cũng nên bật đèn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm đèn phản chiếu, hoặc các vật liệu phản chiếu ánh sáng trang trí cho xe hoặc trên mũ bảo hiểm giúp gây sự chú ý, để người khác dễ dàng nhìn thấy bạn hơn khi đang chạy xe.
2. Luôn chủ động bảo vệ bản thân
Tất nhiên, bạn không thể tránh được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, nên tốt nhất bạn vẫn phải luôn chủ động bảo vệ bản thân. Vì rất có thể có những tài xế lơ là quan sát trong giây lát và bạn có thể là nạn nhân của giây phút bất cẩn đó của họ. Hoặc đơn giản là động vật sống về đêm hoặc côn trùng có thể chúng sẽ vụt chạy trước chiếc xe của bạn hoặc bay đập vào mắt bạn, vì thế, bạn phải luôn chủ động và linh hoạt khi xử lý các tình huống như vậy bằng cách giữ khoảng cách an toàn và kiểm soát tốc độ.
3. Dừng xe nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt
Điều quan trọng và cẩn thận không bao giờ thừa đó là đừng đánh giá thấp khi thể trạng bạn đang mệt mỏi, thần kinh không tỉnh táo, đang stress... thì bạn cũng không nên cầm lái và phó mặc cho sự may rủi. Đây là trường hợp bạn có thể chủ động quyết định, có thể không đi hoặc cho người khác cầm lái như thế sẽ an toàn hơn cho bạn và cả những người khác tham gia giao thông.