Chọn đúng nhiên liệu xe đang sử dụng
Để tránh nhầm lẫn, trước hết tài xế nên nắm rỏ loại nhiên liệu mà xe đang sử dụng để vận hành. Hiện nay, phần lớn ô tô tại Việt Nam đều sử dụng động cơ xăng hoặc động cơ diesel (dầu). Vì vậy, nếu mới sở hữu ô tô hoặc thuê xe tự lái hay mượn xe của bạn bè, người thân... trước khi tiếp nhiên liệu cho xe bạn nên biết xe đang chạy xăng hay dầu. Bên cạnh đó, khi vào trặm xăng nên lưu ý với nhân viên bán hàng về việc xe sử dụng xăng hay dầu để tránh việc bơm nhầm nhiên liệu.
Trong thực tế, vòi bơm dầu và bơm xăng thường khác nhau nhưng đã có không ít trường hợp dùng xe máy dầu diesel nhưng lại bơm nhầm xăng khi tiếp nhiên liệu. Trường hợp này, nếu tài xế không phát hiện kịp thời và vẫn tiếp tục khởi động xe, sẽ làm ảnh hưởng đến các chi tiết thuộc hệ thống nhiên liệu như bơm cao áp, kim phun có thể dẫn đến hiện tượng động cơ bị quá nhiệt và tổn hại nặng nề cho piston, séc măng…
Ngoài nói rõ với nhân viên bán xăng, dầu tại trạm nhiên liệu, một số tài xế sử dụng ô tô động cơ dầu diesel còn cẩn thận hơn gắn thêm phụ kiện trang trí nắp bình nhiên liệu hoặc dán tem in chữ “Diesel” để lưu ý khi tiếp nhiên liệu ô tô.
Xác định vị trí nắp bình xăng để đỗ xe
Để không “làm khó” nhân viên bơm xăng, dầu đồng thời không phải mất nhiều thao tác di chuyển xe tại trạm bơm nhiên liệu, tài xế nên xác định vị trí nắp bình xăng nằm ở bên trái hay bên phải thân xe.
Trong thực tế, vòi bơm dầu và bơm xăng thường khác nhau nhưng đã có không ít trường hợp dùng xe máy dầu diesel nhưng lại bơm nhầm xăng khi tiếp nhiên liệu. Trường hợp này, nếu tài xế không phát hiện kịp thời và vẫn tiếp tục khởi động xe, sẽ làm ảnh hưởng đến các chi tiết thuộc hệ thống nhiên liệu như bơm cao áp, kim phun có thể dẫn đến hiện tượng động cơ bị quá nhiệt và tổn hại nặng nề cho piston, séc măng…
Để xác định vị trí nắp bình nhiên liệu, lái xe nên chú ý quan sát bảng đồng hồ điều khiển và chú ý đến mũi tên đi kèm với ký hiệu bình nhiên liệu (như ảnh trên). Nếu góc vị trí mũi tên này quay về hướng nào, vị trí bình nhiên liệu trên thân xe sẽ đặt ở hướng đó. Xác định được vị trí nắp bình xăng, dầu sẽ giúp tài xế chủ động, tiết kiệm được thời gian trong việc đỗ xe để tiếp nhiên liệu. Bên cạnh đó, nên chú ý đến cách mở nắp bình nhiên liệu, bởi mỗi dòng xe thườn được thiết kế cơ cấu mở nắp nhiên liệu khác nhau. Một số xe thường được nhà sản xuất thiết kế nút mở nắp bình nhiên liệu tích hợp ở chân ghế lái hoặc bên dưới bảng táp lô vị trí người lái. Một số xe khác chỉ cần ấn tay vào nắp bình để mở.
Tắt động cơ trước khi bơm nhiên liệu
Một số tài xế có thói quen vẫn để động cơ ô tô hoạt động khi đổ thêm nhiên liệu. Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Trong quá trình tiếp nhiên liệu cho ô tô, lượng xăng, dầu từ vòi bơm sẽ chiếm chỗ hơi xăng trong bình, vì vậy hơi xăng rất dễ thoát ra ngoài. Nếu động cơ ô tô lúc này vẫn hoạt động sẽ tiếp tục sinh nhiệt (do quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, không khí) rất dễ dẫn đến cháy nổ. Vì vậy, theo khuyến cáo của một số nhà sản xuất ô tô, trước khi đổ nhiên liệu, lái xe nên tắt động cơ để tránh nguy cơ cháy nổ.
Một số người dùng ô tô cho rằng, bơm nhiên liệu cho xe vào buổi sáng sẽ giúp đi được quãng đường xa hơn, hay để nhiên xăng cạn bình gây ảnh hưởng cho xe… nhưng thực thế điều này chưa hẳn đã đúng.
Không sử dụng điện thoại di động
Các trạm xăng dầu thường có biển báo cấm lửa. Vì vậy bên cạnh việc không hút thuốc, tài xế cũng không nên sử dụng điện thoại di động khi đang đỗ xăng, dầu cho xe. Điều này đã được cảnh báo nhưng thực tế tại Việt Nam một số tài xế vẫn chủ quan ngồi trong xe sử dụng điện thoại trong khi xe đang được tiếp nhiên liệu.
Hành động này luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao vì khi sử dụng điện thoại di động, sóng điện thoại mạnh dễ dàng phát ra những tia lửa điện gây hỏa hoạn.
Không nên đổ tràn bình nhiên liệu
Một số chủ xe khi “đổ đầy bình” thường để nhiên liệu bị tràn ra miệng bình. Điều này không chỉ gây mất an toàn, dễ gây cháy nổ mà còn làm ảnh hưởng đến lớp sơn của xe. Thực tế, một số xe thường bị ố vàng mảng sơn ngay dưới bình nhiên liệu do ảnh hưởng từ việc để xăng, dầu tràn miệng bình khi bơm.