img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Những mánh lới trong nghề bán xe

Nhân viên bán xe luôn tỏ ra rất khó khăn để giảm giá như khách mong muốn, nhưng thực tế mức giảm này nằm trong giới hạn cho phép.

Chiếc xe đầu tiên cuối tháng 10 Nam mới giao cho khách hàng. Từ nay tới lúc đó, Lê Hiếu và Thế Hoàng sẽ để cậu ra bên ngoài để biết được những sales già dơ họ bán xe như thế nào. Đó là cách nhanh nhất để trưởng thành. Một người quen bên xây dựng vừa lấy chiếc crossover, Thế Hoàng giao Nam đi đăng kí. Đề phòng cậu nhân viên lần đầu làm chệch choạc, anh rào trước với người bạn: "Ông có vội lấy xe không, nếu ko thì tôi để thằng ku em mới vào nó đi đăng kí nhé, cho nó biết việc." Đầu dây bên kia đáp ngắn gọn: "Bao giờ chẳng được, lấy biển dài cho tôi". Thế Hoàng chốt kèo, Nam có "bài tập" mới. 

Nghề bán ô tô
Câu chuyện nghề bán xe ô tô chứa nhiều bí mật (Ảnh minh hoạ)

Anh chỉ đưa cho Nam tờ giấy A4 ghi các bước đăng kí, còn lại cậu thanh niên tự "bơi". Nam nhìn vào một loạt các chi phí, khâu nào cũng có dòng mở ngoặc (phí bôi trơn). Đây là "luật bất thành văn" khi đi đăng ký xe. Cậu phải nói sao cho khách hiểu đây? Nam "cầu cứu" tới Lê Hoàng Tùng, người anh học trên cậu 4 khóa, quen nhau hồi đi sinh viên tình nguyện. Hiện Tùng đã làm ở một salon tư nhân được 5 năm, vẫn chân trong chân ngoài, khi thì bán xe chính hãng, lúc thì xe cũ, xe lướt. Cứ có khách gọi là móc nối. Buổi hẹn café nhanh chóng diễn ra đầu giờ chiều. Tùng đi thẳng vào vấn đề:

"Em kê hết các khoản chi phí ra đi, giấy tờ hồ sơ điền tới đâu kẹp lại. Phần bôi trơn để xuống sau cùng".

"Nhưng khách thắc mắc thì sao nhỉ?".

"Em kê thật dài dòng những chi phí bắt buộc kia ra để đánh lạc hướng, rồi chốt bôi trơn ở chi phí cuối. Khách không có nhiều thời gian để ý nhiều đến thế đâu. Quan trọng họ muốn có xe ngay trong ngày. Ai nhanh thì gần trưa đã giao được xe cho khách."

Nam khá khiên cưỡng làm theo lời Tùng. Rõ ràng cách này hiệu quả. Nhưng "bôi trơn" ở từng cửa như thế nào thì cậu vẫn mù tịt. Sáng hôm sau đi cùng Nam tới điểm đăng kí, Tùng rít một hơi thuốc dài. "Kẹp vào như thế này, người ta chỉ cần vuốt nhẹ mép trên tờ hồ sơ là nhìn thấy, đừng có toang hoang ra. Nhớ mặt lạnh vào, đừng có chị ơi cho em hỏi cái lọ cái chai. Chỉ cần tiến vào đúng quầy kia, nói ngắn gọn thôi "em nộp hồ sơ nhé" rồi đi ra đây luôn, chờ người ta gọi đến tên thì làm tới khâu khác."

Với sự trợ giúp, Nam ra được biển cho khách trước 12h. Vậy là đầu xuôi đuôi lọt. Nhưng những lần sau, cậu phải tự nhớ lại và xử lý theo từng tình huống. Có những lúc, chỉ cần hồ sơ ghi "4WD" thay vì "4X4", có thể cậu đã phải làm lại từ đầu.

"Khôn chết, dại chết, biết thì sống", Tùng nhắn nhủ. 

Nghề bán xe
Nghề bán xe: "Khôn chết, dại chết, biết thì sống"

Buổi chiều Nam theo chân Tùng tới một salon khác. Rất nhiều loại xe đủ các hãng bày la liệt, có chiếc mới tinh, có chiếc vừa "lướt" có vài vạn km. Chỉ tay vào chiếc sedan đen góc trái, Tùng khoe: "Anh chốt em này hôm qua, cũng được đôi chục".

"Tặng nhiều không anh?".

"Cũng kha khá, nhưng vẫn phải nằm trong vùng an toàn, đừng bao giờ kéo giá tụt quần, em sẽ thua ngay hiệp 1".

Tùng tiếp tục "khai sáng" cho cậu em mới vào nghề. "Chiếc này anh được giảm tối đa 60 triệu, tặng kèm phụ kiện. Nhưng nếu khách thực sự muốn giá tốt để xuống tiền, đừng bao giờ nhắc tới con số 60. Dừng lại lần đầu ở mức khoảng 20 thôi, với điều kiện em phải biết được khách có khảo giá các bên khác chưa nhé. Nếu chưa chắc, hãy hỏi xem họ muốn giảm bao nhiêu để có thể ngồi đàm phán."

Nam thắc mắc: "thế trường hợp khách vẫn đòi trên mức 20 thì sao?"

"Tất nhiên, khách nào chẳng như vậy, nên em phải hỏi cho được con số mà họ thốt ra từ miệng. Chỉ cần trong khoảng cho phép là em chốt liền với họ. Nếu vẫn thấy hơi lăn tăn, lôi bộ phụ kiện ra hích thêm lần nữa, thế là xong. Nhưng hãy luôn tỏ ra xin mức giảm đó rất khó khăn. Hãy luôn cho khách hàng cảm thấy họ thắng trong cuộc ngã giá".

Mở cửa tiếp một vị khách tới nhận giao xe. Tùng đon đả ngay nụ cười kèm lời hỏi thăm rất tự nhiên: "Anh tới lâu chưa, em lôi cho khách cái xe tai nạn sáng nay về xưởng. Anh thử ít café xay nhé, qua thằng cu em ở Đà Lạt nó gửi cho mấy gói. Xem café xe cộ bên em có bằng quán em út của bác không?", Tùng và khách cười phớ lớ. Cậu đẩy cửa gọi vọng ra: "Nam ơi anh xin cốc café nhé, đen thôi", Tùng nháy cậu em vào ngồi cùng. Vị khách nhấp vài ngụm café đầu, tấm tắc khen thơm. Chợt Tùng có điện thoại, anh giơ lên khoe: "thiêng thế, vừa nhắc ông ấy đã gọi em rồi, chắc đang xót xe".

Tùng xin lỗi khách, bấm nhận cuộc gọi: "Em nghe đây anh. Xe em kéo về xưởng rồi, nhưng của bác không có bảo hiểm em sợ thay đồ hãng giờ chi phí hơi cao. Anh phóng kiểu gì mà bung hết cả túi khí của em". 

Vị khách chuẩn bị nhận xe tò mò: "Bung hết túi khí cơ à, thế thì nằm gara cả tháng rồi".

Tùng tiếp lời: "Em đang đau đầu với ông này đây, sơ sơ thay toàn bộ cản, gò hàn, lắp túi khí mới đã gần 200 rồi, mà bảo hiểm không có, ông ấy còn đang xoay chưa biết khi nào lôi được xe ra."

"Con màu đỏ dưới kia à?" Vị khách chỉ tay sau lớp kính trong suốt nhìn xuống phía xưởng dịch vụ. 

"Chính nó đấy anh. Chắc rượu lái thôi chứ người nào lái. Mà em xem giấy tờ giao nhận, bác lấy luôn 2 năm bảo hiểm thân vỏ đi cho nó yên tâm, trầy xước gì cuối năm đem tút lại chẳng phải lo nghĩ gì."

"Uh thế giờ năm một bao nhiêu ấy nhỉ, anh mang có vài triệu ở đây sợ không đủ".

"Ôi dào, chiều em bảo đứa em bảo hiểm nó cầm sang chỗ công ty cho anh. 2 năm thì phí giảm đi, đỡ phải gia hạn nhiều". Tùng mang hợp đồng sửa đổi, thêm mục "bảo hiểm thân vỏ 2 năm". Vậy là gần 40 triệu được thêm vào "kèo" này. 

Lúc khách rời đi, Tùng chia sẻ với Nam. "Bán xe có phải mỗi cái xe đâu, còn ngân hàng, bảo hiểm, phụ kiện... Em phải kiếm được từ đó, chứ hoa hồng xe nhiều khi trừ hết cho khách còn lỗ vốn. Điện thoại sáng nay có phải của ông khách xe tai nạn đâu, anh nhờ thằng Dũng đúng lúc đó nó gọi đấy. Mình phải tạo ra được tình huống tự nhiên để khách họ thấy cần thiết, khi ấy chốt kèo là theo bản năng thôi. Sáng nay mà anh lôi cái bảo hiểm ra chào trước mặt thì còn lâu khách mới mua".

"Thực ra mình cũng chỉ cố gắng làm có lợi cho hai bên thôi. Đôi khi không phải chuyện đắt hay rẻ mà là khách cảm thấy tin tưởng. Vài chú cũng mới vào giống em tưởng ngon ăn được ngay, ba hoa vài câu khách người ta chạy mất dép. Gây dựng uy tín bản thân trước đã".

Sale ô tô càng làm lâu năm càng nhiều mánh lới
Sale ô tô càng làm lâu năm càng nhiều mánh lới

Nam trở về showroom sau lần đầu "du học". Tới đây cậu sẽ còn tiếp xúc với rất nhiều "mánh lới" khác nữa. Lật từng trang cuốn đào tạo bán hàng nội bộ, trong quy trình chẳng hề đề cập những tình huống thực tế như cậu vừa trải qua. Nhưng cậu bắt đầu xâu chuỗi tất cả những người được coi là bám trụ được với nghề, không ai trong họ là không chăm chỉ. Ngay cả Hoàng Tùng, chưa bao giờ cậu thấy người anh đi trước của mình không nhiệt huyết với công việc và khách hàng. Tùng chưa bao giờ quên sinh nhật nào của khách, màn hình lịch năm trên chiếc Xperia luôn đánh dấu những ngày anh cần gửi một lời chúc mừng. Nam thấy khá mông lung trước những bí mật nghề nghiệp dần hiểu ra. 

Từ mấy năm nay, mỗi khi một lớp tư vấn bán hàng trở thành nhân viên chính thức, Lê Hiếu lại yêu cầu họ dành ra một tuần xem lại bộ phim "Thảo Nguyên Xanh". Nhân vật là một người bán xe sáng nào cũng dậy sớm chất rau củ giúp người chủ sạp, ông khách chỉ luôn ái ngại "tôi chưa mua xe đâu, cậu đừng cố nữa chàng trai." Anh ta vẫn tươi cười, không để ý câu nói. Anh ta cũng luôn sẵn sàng trợ giúp chủ nhân của những chiếc xe bị chết máy giữa đường, dù biết rằng cuộc họp ở showroom sắp bắt đầu. Cuối cùng người đàn ông trở thành người bán hàng giỏi nhất cả nước. 

Bộ phim là một tác phẩm điện ảnh. Nhưng với Nam, đó có thể là liều thuốc tinh thần cho mỗi lần cậu muốn buông xuôi như rất nhiều nhân viên kinh doanh mới vào nghề khác. 

Nguồn: Thái Hoàng (VnExpress)

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm