Trục chính có nhiệm vụ truyền lực từ tay lái đến giá đỡ hoặc cơ cấu lái bất cứ khi nào người lái tác dụng lực lên tay lái. Khi lái xe trên đường, tay lái phải trơn tru và ổn định trên đường phố (trơn tru, bằng phẳng) và khi ra khỏi thị trấn (đường gập ghềnh).
Dưới đây là ba nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng rung, lắc trên xe hơi:
1. Lốp và bánh xe
Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng rung, lắc ô tô thường là các vấn đề liên quan đến lốp và bánh xe. Nếu lốp xe mất cân bằng, bạn sẽ cảm nhận được độ rung rõ rệt khi chạy ở tốc độ từ 60 km/h trở lên.
Sau một thời gian vận hành, bề mặt lốp mòn không đều do không được đảo lốp hoặc đảo không đúng cách sẽ tiếp xúc kém với mặt đường, gây ra hiện tượng rung, lắc.
Ngoài ra, các vấn đề về trục, mâm bánh xe, hỏng đai ốc, vỡ vòng bi cũng có thể là nguyên nhân cần lưu ý. Các trục trặc này đều có thể khắc phục một cách đơn giản nếu xác định đúng nguyên nhân.
2. Phanh
Nếu cảm nhận thấy hiện tượng rung, lắc khi phanh xe, hãy kiểm tra đĩa phanh. Đĩa phanh bị cong, vênh, mòn không đều có thể khiến bộ kẹp phanh và má phanh không thể siết chặt đĩa phanh, gây hiện tượng xe lắc khi phanh gấp. Ngoài ra, bề mặt đĩa phanh không được vệ sinh thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
3. Động cơ
Xe rung hoặc giật mạnh khi tăng tốc có thể là liên quan đến một số trục trặc trong khoang động cơ. Nguyên nhân có thể là do dây bu-gi hỏng hoặc lỏng lẻo, lọc không khí hoặc lọc bugi bị bẩn khiến xe không có đủ không khí, nhiên liệu hoặc tia lửa điện cần thiết để vận hành.