Dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất của các chủ xe khi tự chăm sóc xe tại nhà:
1. Dùng khăn khô lau vết bẩn bỏ sót khi rửa xe
Điều này khiến bạn vô tình chà sát đất cát lên bề mặt sơn, dễ gây xước, hỏng lớp sơn xe. Việc dùng chổi cao su hay dạng ống lăn để làm khô bề mặt xe cũng "lợi bất cập hại" tương tự khi càng làm tăng nguy cơ kéo lê đất cát trên bề mặt sơn.
2. Bôi trực tiếp xi bóng và sáp phủ lên bề mặt xe
Việc này có thể để lại những đường sọc tối màu và không đều trên bề mặt sơn. Cách tốt nhất là bạn hãy bôi sáp và xi lên dụng cụ bôi, trét... rồi mới lau lên xe.
3. Rửa vành và lốp cuối cùng
Nguyên tắc rửa xe là bắt đầu từ trên xuống, nhưng vành và lốp lại ngoại lệ. Các kỹ sư chuyên chăm sóc và bảo dưỡng ô tô đưa là lời khuyên nên rửa vành và lốp đầu tiên, bởi đây là bộ phận bẩn nhất của chiếc xe. Việc này sẽ giúp tránh dây bẩn từ vành và lốp lên bề mặt xe vừa được làm sạch.
4. Dùng nước lau kính chứa amoniac
Hầu hết các dung dịch lau kính đều chứa amoniac. Tuy nhiên, khi sử dụng dung dịch này để lau kính không chỉ có mùi khó chịu, mà còn có thể gây hư hại vật liệu bọc, ốp và bề mặt táp-lô nếu rơi xuống. Do vậy, khi lựa chọn nước lau kính, bạn cần chọn dung dịch không chứa thành phần amoniac.
5. Xử lý mọi bề mặt nhựa đều giống nhau
Trong quá trình sản xuất, các hãng xe không chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu nhựa cho một chiếc xe. Do vậy, để vệ sinh các chi tiết này đúng cách, bạn nên sử dụng dung dịch bảo vệ có tính thẩm thấu cho nhựa mềm và chất đánh bóng dành riêng cho nhựa cứng.
6. Dùng khăn da cừu để lau khô
Khăn da cừu (chamois) vốn là một dụng cụ lau khô rất hiệu quả, chứa lớp tuyết nhỏ nhằm hấp thu những thứ còn lại trên bề mặt vật liệu. Nhưng chính sự mềm mại của da cừu có thể phản tác dụng khi đẩy ngược những thứ đã hấp thu (nước, đất cát) trở lại bề mặt sơn xe, thậm chí tạo ra các vệt mờ. Đây cũng là lý do bạn không nên sử dụng các loại quần áo cũ để lau xe. Cách tốt nhất là dùng một chiếc khăn mịn để lau khô mà không làm tổn hại lớp sơn.