Nước làm mát động cơ ô tô là gì?
Khi vận hành xe, nhiên liệu bị đốt trong xi lanh làm một lượng nhiệt lớn tỏa ra. Nhưng chỉ một phần nhiệt chuyển hóa thành công, phần còn lại tỏa ra ngoài không khí hoặc các chi tiết máy khác tiếp xúc với động cơ. Khi lượng nhiệt lên cao quá sẽ khiến sức bền giảm dẫn tới làm hỏng các chi tiết, ứng suất nhiệt lớn. Đồng thời tác dụng bôi trơn của dầu nhớt bị giảm. Từ đó ma sát của bề mặt các động cơ bị tăng cao khi làm việc dễ ảnh hưởng đến khả năng vận hành, tuổi thọ của động cơ.
Nước làm mát động cơ cho xe ô tô là dung dịch có tác dụng giải nhiệt cho động cơ, giúp xe hoạt động ổn định tốt nhất. Nếu nước làm mát bị cạn, động cơ ô tô sẽ bị nóng dần, dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Nguy hại hơn, khi dầu nhớt có nhiệt độ từ 200 – 300 độ C sẽ tự bốc cháy tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Vì thế nước làm mát ô tô có vai trò như cầu nối chuyển nhiệt từ thân động cơ ra két làm mát giúp nhiệt độ động cơ ô tô không vượt quá giới hạn cho phép.
Vai trò của nước làm mát
Động cơ xe ô tô là một cỗ máy. Khi di chuyển sẽ sinh công, quá trình đốt cháy nhiên liệu trong quá trình sinh công sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn tác động vào các bộ phận của động cơ. Do vậy, nếu không có nước làm mát sẽ làm quá tải nhiệt lượng lên động cơ và sẽ làm hỏng động cơ, đặc biệt khi phải di chuyển trên quãng đường dài.
Vì vậy, các hãng xe khuyên người dùng nên chọn loại nước làm mát chuyên dụng phù hợp cho từng loại động cơ.
Nước làm mát có những vai trò sau đây:
Phòng chống đông lạnh: Khi chất lỏng làm mát đóng băng, khối lượng chất lỏng sẽ tăng lên khoảng 9%. Khi nhiệt độ nước làm mát giảm xuống trong mùa đông, điều này có thể phá hủy đầu xi lanh và lõi (kênh) của động cơ và bộ tản nhiệt tương ứng do áp suất dư thừa. Do đó, các chất có nhiệt độ đông lạnh thấp được sử dụng làm chất làm lạnh. Hiện nay ethylene glycol được sử dụng chủ yếu.
Ngăn ngừa rỉ sét: Các vật liệu kim loại và phi kim khác nhau được sử dụng trong các phương pháp làm mát. Khi rỉ sét được tạo ra từ các vật liệu kim loại, chúng có xu hướng chặn dòng chất lỏng làm mát trong bộ tản nhiệt, sự lưu thông của chất làm mát và dẫn đến quá nhiệt. Do đó, chất phụ gia có tác dụng chống rỉ là phải được pha loãng trong chất lỏng làm mát.
Nếu nước làm mát không được cung cấp đủ sẽ gây ra thiệt hại cho xe ô tô như làm giảm sức bền dẫn đến làm hỏng các chi tiết, ứng suất nhiệt lớn, tăng tổn thất ma sát vì nhiệt độ lớn làm mất tác dụng bôi trơn của dầu nhờn.
Khi thêm nước làm mát cần chú ý gì?
Chú ý khi động cơ đang nóng có thể làm nước sôi. Nếu lúc này mở nắp bình ngay, áp lực nước có thể phun ra ngoài khiến tài xế bị bỏng. Do vậy, để tránh bị bỏng tài xế nên chờ cho nắp ca-pô nguội rồi sau đó tiến hành thêm nước mát vào.
Sau bao lâu thì cần thay nước làm mát?
Theo những người có kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô cho biết, thông thường nước làm mát cần được thay sau mỗi 40.000-50.000 km lăn bánh (khoảng 2-3 năm). Đối với những xe lần đầu thay nước làm mát có thể thay sau khoảng 50.000 km nhưng từ lần sau phải thay theo tần suất này.
Hơn nữa, đặc biệt vào mùa hè, người dùng cần kiểm tra mực nước làm mát thường xuyên, nếu quá thấp thì phải rót thêm vào. Đồng thời tài xế cần phải kiểm tra hệ thống làm mát để tránh bị rò rỉ.