img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Phản ứng, xử lý thế nào nếu gặp tai nạn xe máy trên đường?

Nếu gặp tai nạn giao thông trên đường, bạn phải làm gì? Thay vì "đứng như trời trồng", bạn có thể thực hiện những việc dưới đây để tăng khả năng sống sót cho nạn nhân khi gặp tai nạn.

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản. Điều đáng nói là thái độ, cách ứng xử của những người tham gia giao thông khi gặp vụ tai nạn giao thông còn lảng tránh, ngại liên quan.

Nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản
Nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản

Dư luận lên tiếng về thái độ bàng quan trong cách ứng xử của những người đi đường khi thấy người bị nạn mà không cứu giúp. Những hành vi bỏ mặc, không cứu giúp người bị nạn không chỉ thể hiện sự vô trách nhiệm của người đi đường biết việc, mà còn do thiếu hiểu biết pháp luật.

Trên thực tế, pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan cần làm gì khi có sự cố về giao thông trên đường.

1. Giữ bình tĩnh

Phần lớn chúng ta khi gặp tai nạn sẽ có phản ứng đầu tiên là... hoảng loạn. Tuy nhiên, nếu bạn sợ hãi, hoảng loạn hoặc thậm chí tồi tệ hơn – cuồng loạn, bạn sẽ không thể nào hành động sau đó, bạn không thể đưa ra quyết định. Thậm chí những nỗ lực giúp đỡ của bạn có thể dẫn đến kết quả ngược lại, hoặc là vô giá trị. Hãy nhớ rằng, việc bạn bình tĩnh hành động sớm vài phút thôi cũng có thể cứu sống được tính mạng một người.

Nên giữ bình tĩnh khi gặp tai nạn xe máy
Nên giữ bình tĩnh khi gặp tai nạn xe máy

2. Gọi xe cấp cứu và công an

Giữ bình tĩnh và để ý xác định xem đã có ai gọi xe cấp cứu chưa (nếu chưa thì bạn sẽ là người phải gọi). Số điện thoại gọi cấp cứu tại Việt Nam là 115 và cung cấp thông tin với độ chính xác cao nhất cho tổng đài.

Sau khi cung cấp đủ thông tin, bạn cũng chớ vội gác máy, vì tổng đài sẽ tiếp tục hướng dẫn chi tiết cho bạn phải làm gì trong tình huống này, hoặc cần bạn cung cấp thêm thông tin chi tiết hơn.

Gọi xe cấp cứu và công an
Gọi xe cấp cứu và công an

Nếu tổng đài đã gác máy, thì việc tiếp theo bạn cần làm là quan sát hiện trường xung quanh, để ý xem có mối đe dọa nào khác không. Một vài nguy cơ thường gặp khi xảy ra tai nạn giao thông như xe rò rỉ xăng, động cơ vẫn đang chạy, hoặc thậm chí là bốc cháy. Nếu có thể, hãy tìm cách tắt động cơ xe.

Ngoài ra, trong lúc chờ xe cứu thương, hãy huy động những người qua đường "dọn đường" để có lối đi đủ rộng cho xe cứu thương tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng nhất.

3. Giúp đỡ nạn nhân

Nếu bạn không phải là bác sĩ, sinh viên y khoa, hoặc chí ít đã học qua những khóa sơ cứu cơ bản, thì tuyệt đối không được tự ý sơ cứu nạn nhân. Nhiều trường hợp sơ cứu không đúng cách đã khiến cho tình trạng bệnh nhân nguy cấp hơn. Tốt nhất, hãy để nạn nhân nằm yên vị cho đến khi xe cứu thương đến.

Giúp đỡ nạn nhân gặp tai nạn
Giúp đỡ nạn nhân gặp tai nạn

Tuy nhiên trong trường hợp bất khả kháng phải di dời, có thể do nạn nhân bị tai nạn giữa đường, hoặc phương tiện giao thông đang bắt lửa, cần phải cẩn trọng với phần xương gãy. Đừng để nạn nhân bị vặn lưng hoặc cổ.

Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm quá kín, khiến họ khó thở, bạn có thể tìm cách gạt tấm chắn lên. Tuy nhiên tốt nhất là không nên động vào, vì nhiều trường hợp tháo mũ bảo hiểm không đúng cách đã gây thương tổn không nhẹ cho vùng cổ của nạn nhân.

Nhưng nếu buộc phải tháo mũ, hãy cùng ai đó nâng cổ và đầu, rồi người kia nhẹ nhàng kéo mũ ra khỏi đầu từ phía sau thật cẩn thận, nhớ đừng vặn hoặc xoay đầu họ.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm