Phủ nano kính xe ô tô là gì?
Phủ nano kính xe ô tô hay còn gọi là sơn nano là một dạng dung dịch để vệ sinh nội thất ô tô. Dung dịch này tạo thành từ những hạt có kích thước siêu nhỏ ở mức nanomet. Các hạt này liên kết với nhau hình thành độ bóng và độ cứng giúp ngăn cản quá trình trầy xước và bám bụi trên xe. Hiểu đơn giản thì đây là một công nghệ hỗ trợ hao mòn tốt cho bề mặt kính.
Có nên phủ nano cho kính xe ô tô không?
Ưu điểm
Đối với kính lái:
- Giữ cho phần kính xe luôn sáng bóng, không bị bám bụi và cải thiện tầm nhìn khi thời tiết mưa.
- Bề mặt lớp phủ trơn kết hợp với sức gió khi xe chạy sẽ dễ dàng cuốn trôi nước cùng bụi bẩn trên kính.
- Hạn chế phải sử dụng cần gạt nước trong điều kiện thời tiết bình thường hoặc chạy với tốc độ nhỏ hơn 60km/h.
- Khả năng chịu mài mòn tốt và chịu áp lực từ vòi cao áp.
Đối với kính sau, kính chiếu hậu và kính bên cạnh:
- Hạn chế tình trạng bám nước trong điều kiện trời mưa, do đó giúp người điều khiển phương tiện có tầm nhìn rõ ràng hơn, đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Nhược điểm
- Dễ dàng tạo ra các vết bẩn loang ở phần mặt kính lái khi sử dụng cần gạt mưa.
- Độ bền phủ nano bị hạn chế và thường xuyên phải phủ lại.
- Thời gian phủ nano kéo dài từ vài tuần và thậm chí tới một năm.
- Mức giá phủ nano kính khá cao.
Phân loại phủ nano kính ô tô
Tương tự như phủ nano xe ô tô, phủ nano kính chia thành phủ truyền thống và phủ ceramic.
Phủ nano kính ô tô truyền thống là việc sử dụng những đặc tính của phần gốc nano kết hợp với dung dịch chứa hạt nano siêu nhỏ. Từ đó tạo nên kết cấu có độ cứng và bám lâu hơn cho kính xe, nhằm hỗ trợ bảo vệ kính và giúp sáng bóng hơn.
Bên cạnh quá trình phủ nano kính ô tô truyền thống, phủ ceramic kính ô tô là việc sử dụng gốc phủ nano nhưng thêm các nhóm thành phần phi hữu cơ gồm SiO2, TiOs,… để cải thiện các khuyết điểm của công nghệ phủ truyền thống. Những hợp chất trong ceramic tạo thành lớp màng liên kết giúp bao phủ phần kính tránh bị trầy xước và xuống cấp.