img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Sử dụng xe không sang tên đổi chủ bị xử lý thế nào?

Mua xe cũ, người mua có trách nhiệm làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu quá thời hạn mà không làm thủ tục này có bị xử phạt hành chính?

Gần đây, thông tin từ năm 2020, Nghị định 100/2019 thay thế Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt sẽ xử phạt những người đi xe không chính chủ, kể cả đi xe mượn, xe thuê... đang khiến nhiều người hoang mang.

Tuy nhiên, quy định về xử phạt đối với lỗi xe không chính chủ không phải là quy định mới tại Nghị định 100/2019 mà quy định đã có tại Nghị định 46/2016.

Cụ thể, Khoản 1 và Khoản 5 Điều 30 Nghị định 46/2016 quy định, mức xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

đi xe không chính chủ bị xử phạt như nào
Khi mua xe cũ phải làm thủ tục sang tên đổi chủ

Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 2 - 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Đến Nghị định 100/2019, quy định xử phạt đối với hành vi xe không chính chủ hay chính xác là hành vi không đăng ký sang tên xe tại Nghị định 46 tiếp tục được tái khẳng định nhưng với mức xử phạt cao hơn.

Cụ thể, Khoản 4 và Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100 quy định: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 - 1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 - 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Theo đó, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn hoặc sử dụng chung phương tiện với người thân trong gia đình để tham gia giao thông sẽ không bị xem xét, xử lý về hành vi xe không chính chủ.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm