img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Sự khác nhau giữa "gió ngoài" và "gió trong" trên ô tô như thế nào?

Khi nào bạn nên chọn chế độ lấy gió ngoài, hoặc lấy gió trong? Hay chế độ lấy gió ngoài, lấy gió trong khác nhau và có tác dụng như thế nào cho người ngồi trong xe?

Sự khác nhau giữa "gió ngoài" và "gió trong"?

Trên hầu hết các loại ô tô hiện nay đều được trang bị chế độ lấy gió ngoài hoặc gió trong thông qua hệ thống điều hòa. Cách sử dụng hệ thống này khá đơn giản khi chỉ cần bật điều hòa và nhấn nút chọn chế độ lấy gió được bố trí trên bảng táp-lô.

Có hai nút điều hòa làm nhiều người khó hiểu là gió ngoài (hình mũi tên hở) và gió trong (mũi tên kín). Khi bật chức năng "gió ngoài", hệ thống sẽ hút không khi từ bên ngoài xe, đi qua buồng lạnh để thổi vào ca-bin. Còn khi ấn nút "gió trong", điều hòa sẽ lấy gió ngay từ ca-bin rồi cho quay trở lại. Do đó, "gió trong" sẽ giúp xe nhanh mát hơn tuy không thoáng do không khí được tuần hoàn.

sự khác nhau giữa gió trong và gió ngoài
Trên hầu hết các loại ô tô hiện nay đều được trang bị chế độ lấy gió ngoài hoặc gió trong thông qua hệ thống điều hòa

Còn "gió ngoài" sẽ lâu mát nhưng nhờ lấy không khí ngoài xe nên luôn mới. Tuy nhiên, khi đi qua nơi bụi bặm hoặc có mùi, không nên để chức năng gió ngoài. Một số xe hiện đại trang bị các cảm biến. Khi nhận thấy chất lượng không khí bên ngoài quá bẩn, điều hòa sẽ tự chuyển sang chế độ lấy gió trong.

Khi nào nên chọn lấy gió trong, gió ngoài

Với hai chế độ lấy gió trong, lấy gió ngoài trên xe hơi. Tùy thuộc vào việc xe được trang bị điều hòa chỉnh cơ hay tự động, cùng với điều kiện thời tiết, không khí bên ngoài môi trường… người dùng nên linh hoạt lựa chọn giữa hai chế độ lấy gió để đảm bảo tạo bầu không khí tươi mát, thông thoáng trong xe.

Chọn chế độ gió trong và gió ngoài
Chế độ "gió ngoài" sẽ lâu mát nhưng nhờ lấy không khí ngoài xe nên luôn mới

Theo cách của những tài xế có kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng ô tô. Để giảm tiêu hao nhiên liệu cũng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào xe. Thông thường khi xe mới được khởi động và chưa bật điều hòa người dùng nên chọn chế độ lấy gió ngoài, đồng thời mở hé cửa kính. Sau khi bật điều hoà (A/C) nên đóng kính cửa, chuyển sang chế độ lấy gió trong để đạt được hiệu quả làm mát nhanh.

Nếu chỉ di chuyển trên những chặng đường ngắn hay khu vực nội đô, nên để ở chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi trong không khí lọt vào xe. Khi lái xe trên những hành trình dài, với các xe dùng hệ thống điều hòa chỉnh cơ, thỉnh thoảng nên chọn các khu vực không khí trong lành, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.

Chế độ gió trong và gió ngoài
Nếu chỉ di chuyển trên những chặng đường ngắn hay khu vực nội đô, nên để ở chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi trong không khí lọt vào xe

Với các xe sử dụng hệ thống điều hoà tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy lượng oxy trong xe không đảm bảo, cảm biến sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài. Vì vậy, trong một số trường hợp người dùng cũng nên lưu ý để tránh việc khói bụi, mùi bên ngoài lọt vào xe gây khó chịu cho người ngồi trong xe.

Khi lái xe trong điều kiện trời mưa nên ưu tiên chế độ lấy gió trong nhằm tránh hơi ẩm lọt vào xe gây ẩm móc dễ làm hư hỏng hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, người dùng nên chú ý vệ sinh bảo dưỡng hệ thống điều hòa, thay lọc gió đúng định kỳ và vệ sinh khoang nội thất.

Một số lưu ý khi lấy gió trong, gió ngoài

- Nếu là xe mới thì bạn nên để không khí trong và ngoài được trao đổi càng nhiều càng tốt, giúp không khí có hại trong xe bốc hơi theo thời gian.

- Khi mới vào xe, chúng ta nên mở cửa xe hay bật chế độ gió ngoài để cho không khí bên ngoài và trong trao đổi. Nếu như đóng kín xe trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm.

- Khi đóng kín cửa và mở điều hòa mà bật gió trong thì không nên để trong thời gian lâu, dễ bị ngợp không khí và dẫn đến buồn ngủ.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm