Những “thử thách” chưa từng thấy
Năm nay, Land Rover Việt Nam đã nhiều lần tổ chức các chương trình trải nghiệm off-road với xế sang Land Rover ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM hay Đà Nẵng.
Tại đó, hãng xe hơi Anh Quốc “vẽ” ra những thử thách off-road – mà ngay cả một phóng viên chuyên trải nghiệm xe như tôi cũng hiếm khi bắt gặp. Các địa điểm tổ chức đều được biến thành những không gian off-road thực thụ. Có địa hình gập ghềnh mô phỏng như thật, có con dốc cao tới 45 độ, có địa hình ngập nước, đường nghiêng…
Các chuyên gia đến từ Land Rover khu vực châu Á, Land Rover Việt Nam đã thiết kế ra các đường chạy thử “chuẩn off-road” đa địa hình để người trải nghiệm cảm thấy phấn khích nhất mà cũng thật nhất. Mỗi sự kiện diễn ra, họ đều phải lăn lộn 4-5 ngày trời, “đội” mưa, nắng để tạo ra các “bước thử thách” cho những chiếc xe Land Rover.
Mới đây, tôi có dịp trải nghiệm các mẫu xe địa hình “nhà Land Rover” trong một sự kiện bên lề của Triển lãm Ô tô Việt Nam 2018 mang tên “Above & Beyond Tour”.
Chương trình trải nghiệm “Above & Beyond Tour” là chương trình trải nghiệm toàn cầu do Land Rover tổ chức dành cho khách hàng và những người yêu mến thương hiệu Land Rover. Vì mang tính quy chuẩn của Land Rover trên toàn thế giới nên các bài thử, các địa hình đều được thiết kế bằng các thiết bị chuyên dụng. Độ khó, cách thức trải nghiệm là tương đối lạ lẫm đối với người Việt.
Nhìn thì là như vậy, nhưng lúc cầm lái thì hoàn toàn khác. Hãy cùng xem những chiếc xe Land Rover thể hiện như thế nào.
Off-road “nhàn tênh” với xe Land Rover
Thử thách đầu tiên là lội nước. Người lái sẽ phải điều khiển chiếc xe leo lên một chiếc cầu như cầu rửa xe nhưng có độ dốc lớn hơn. Sau đó “chúi” thẳng xe xuống hố nước sâu, rồi lại leo lên.
Ở bài này, tôi thấy rõ tính năng chuyển đổi tốc độ (Low & High Range Gears) của xe Land Rover. Gặp loại địa hình ngập nước, hệ thống sẽ can thiệp bằng việc sử dụng dải hộp số thấp giúp lái xe kiểm soát ở tốc độ thấp.
Bên cạnh đó, Hệ thống Kiểm soát Địa hình (All Terrain Progress Control) cho khả năng duy trì tốc độ xe ở vận tốc thấp dao động từ 2km/h đến 30km/h. Điều ngạc nhiên là lúc này, tôi chỉ cần tập trung vào việc điều khiến xe và yên tâm vượt qua mọi loại địa hình khó khăn. Được biết, đây là tính năng hỗ trợ thông minh chỉ có từ thương hiệu Land Rover.
Thử thách tiếp theo là lái xe đi trên thiết bị với bề mặt địa hình gồ ghề. Công nghệ Thích ứng Địa hình được dịp phát huy. Tùy vào thể loại địa hình di chuyển như cỏ ướt, bùn lấy, cát hoặc sỏi đá, hệ thống sẽ tự động nhận biết và thiết lập các thông số tác động đến hệ thống ga, chân phanh, hộp số, phân bổ lực mô-men xoắn, khung gầm, bộ vi sai trung tâm nhằm đảm bảo sự ổn định di chuyển. Kể cả thử thách này thì người điều khiển cũng rất nhàn.
Cảm giác thú vị nhất có lẽ là lái xe đi trên thiết bị dốc nghiêng lên đến gần 40 độ. Người ngồi ghế lái như thấy mình bị treo nghiêng. Ngược lại, người ngồi ghế phụ thì bị “dí” sát xuống mặt đất. Với địa hình có độ nghiêng lớn như vậy, một chiếc xe thông thường khi đi sẽ rất dễ bị lật. Nhưng Land Rover thì khác, lái xe chỉ cần kích hoạt Hệ thống treo khí nén (Air Suspension) để hạ thấp trọng tâm xe và cứ thế mà lái qua dễ dàng.
Xe Land Rover còn có quá nhiều công nghệ hỗ trợ cho xe tự vượt địa hình, tự cân bằng, tự đẩy đến giới hạn an toàn mà tôi chưa kể hết. Như vậy đã thấy quá “siêu hạng” rồi. Đúng là ngồi trên “ông vua vượt mọi địa hình”, chưa bao giờ tôi thấy off-road lại nhàn tênh và đơn giản như thế.