1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Sức khỏe của người ngồi trong xe ô tô sẽ bị ảnh hưởng bởi khói, sương mù, hay bụi mịn nếu cửa sổ không được đóng. Theo WHO, có khoảng 7 triệu người chết hàng năm do ô nhiễm không khí, đây là một con số có thể nói lên mức độ nguy hiểm rất lớn của sự ô nhiễm không khí.
Như vậy, nếu cửa sổ xe mở khi đang chạy, khả năng tiếp xúc với bụi bẩn không khí của tài xế và hành khách càng lớn hơn. Theo báo cáo, họ có thể sẽ tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao ít nhất là 1/3 tổng thời gian di chuyển.
Việc lái xe trong giờ thấp điểm được khuyến khích vì giúp giảm mức độ phơi nhiễm ô nhiễm không khí xuống 91% buổi sáng và 40% buổi tối.
2. Mất thính lực
Ngoài các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất thính giác cũng là một vấn đề mà bạn cần cân nhắc khi hạ kính cửa sổ trong lúc xe đang chạy.
Xe ô tô thường được biết đến là tạo ra nhiều tiếng ồn. Mỗi loại động cơ và dòng xe có thể tạo ra những loại tiếng ồn khác nhau. Ví dụ, động cơ xăng tạo ra tiếng ồn 85 dB, trong khi động cơ lai hybrid, động cơ điện hoặc động cơ 4 xi-lanh nhỏ có thể yên tĩnh hơn. Tuy nhiên, Ferrari tạo ra âm thanh lên tới 100 dB ở tốc độ thấp nhất.
Thứ hai là yếu tố cản gió, tiếng gió rít khi xe đang chạy làm tăng đáng kể tiếng ồn.
Kế đến, hoạt động giao thông vận tải là nguồn chính gây ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố. Một chiếc xe đi ngang qua có thể tác động âm thanh lên tới 100 dB trong giây lát.
Cuối cùng, chắc rằng bạn đã từng để ý thấy tiếng còi xe ô tô thay đổi như thế nào khi nó chạy ngang qua. Tần số âm thanh bạn nghe thấy khi xe tiến lại gần sẽ cao hơn tần số khi xe chạy ra xa. Hiệu ứng Doppler này sẽ khuếch đại âm thanh lên tới mức cực độ, âm thanh càng to hơn khi bạn hạ cửa sổ xe. Do đó, bạn nên cân nhắc khi hạ cửa kính lúc đang lái xe. Nếu muốn mở cửa sổ, hãy cố gắng chọn lái xe vào giờ thấp điểm.