Theo các nhà sử học, việc đi bên trái xuất phát từ thời Hy Lạp, Ai Cập, La Mã. Phần lớn con người đều thuận tay phải, một người cưỡi ngựa cầm cương bằng tay trái hoặc điều khiển xe ngựa bằng tay trái còn tay phải tự do để chào hỏi người đi ngược lại hoặc sẵn sàng rút thanh kiếm để chiến đấu hoặc bảo vệ mình khi cần thiết.
Từ thói quen đó, đi bên trái trở thành truyền thống và sau đó được quy định thành luật. Luật đi phía bên trái được áp dụng từ thời La Mã.
Tới năm 1300 trước công nguyên, giáo hoàng Boniface VIII đã yêu cầu đưa ra các chỉ thị về việc bắt buộc tất cả những người hành hương đến La Mã đều phải đi bên trái đường.
Cách di chuyển sang cũng lệch dần sang bên phải do người ta không còn mang vũ khi di chuyển trên đường. Đến cuối thế kỷ 18, những người đánh xe ngựa tại Mỹ và Pháp bắt đầu sử dụng những cặp ngựa để vận chuyển nông sản. Những chiếc xe này không có vị trí ngồi cho con người nên những người điều khiển xe phải ngồi trên lưng của con ngựa cuối cùng bên trái để tay phải còn quất roi. Do ngồi bên trái nên bạn sẽ muốn người đi ngược chiều với mình cũng đi về phía bên trái của mình để dễ dàng quan sát tránh va chạm. Vì thế, bạn bắt buộc phải đi bên phải đường.
Năm 1792, bộ luật bắt buộc người tham gia giao thông đi về phía phần đường bên phải được ban hành ở bang Pennsylvania của Mỹ. Trong những năm sau đó, các bang khác cũng áp dụng luật này.
Sau cách mạng Pháp 1789, Napoleon yêu cầu binh sỹ dưới quyền đi bên phải và đi thành hàng, sau đó quy tắc này cũng được áp dụng cho các phương tiện giao thông. Hà Lan, Đức, Thụy sỹ, Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha, là các nước đồng minh với Pháp cũng thiết lập cách đi bên phải. Tại Áo các phương tiên ở mỗi thành phố có phương thức di chuyển khác nhau, nhưng sau đó quốc gia này đã thống nhất cách đi bên phải.
Cả Hàn Quốc và Triều Tiên sau khi thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản vào năm 1946 cũng chuyển sang đi bên phải. Về sau, Tiệp Khắc, Thụy Điển cũng chọn cách đi bên phải. Tại Mỹ, mới đầu người ta chọn cách đi bên trái nhưng sau đó đã chuyển sang đi bên phải.
Tại Anh, từ năm 1773, chính phủ nước này đã đưa ra tiêu chuẩn cho việc lái xe ở phần đường bên trái.
Cả Anh và Pháp đều áp dụng cách lái xe của riêng họ với những nước thuộc địa. Cho tới nay, một số nước là thuộc địa cũ của Anh vẫn giữ truyền thống đi xe bên trái như Ấn Độ, Indonesia,...
Các quốc gia châu Phi lựa chọn hình thức di chuyển bên phải hay trái là do chịu ảnh hưởng của các nước láng giềng. Một số quốc gia trước là thuộc địa của Anh đã chuyển sang đi bên phải theo các nước láng giếng trước vốn là thuộc địa của Pháp. Một số nước khác từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha lại thay đổi các di chuyển theo hàng xóm là những nước là thuộc địa của Anh.
Ở những nước lái xe bên trái, những chiếc xe hơi cũng thiết kế vô-lăng cho phù hợp, tức là ở bên trái. Nhưng ở một số nơi trên thế giới như đảo US Virgin, đảo British Virgin, đảo Cayman, quần đảo Turks & Caicos và Bahamas, mặc dù lái xe bên trái nhưng lại có vô-lăng ở bên trái do hầu hết các phương tiện di chuyển đều được nhập khẩu từ Mỹ và Brazil.
Những nơi áp dụng luật lái xe bên trái
Mặc dù đi ngược lại với xu hướng của thế giới nhưng lái xe bên trái vẫn là truyền thống và quy định ở xứ sở sương mù. Ngoài Anh, còn rất nhiều quốc gia khác vẫn đang áp dụng quy định này.
Vùng lãnh thổ của Anh và vùng tự trị thuộc Anh: đảo Anguilla, đảo British Virgin, đảo Cayman, đảo Falkland, đảo Isle of Man, đảo Montserrat, đảo St. Helena, quần đảo Turks & Caicos.
Châu Á: Bangladesh, Bhutan, Brunei, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Macau, Malaysia, Nepal, Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan.
Châu Âu: Cyprus, Ireland và Bắc Ireland, Malta, Scotland, Xứ Wales.
Châu Phi: Botswana, Kenya, Lesotho, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia, Seychelles, Nam Phi, Surinam, Swaziland, Tanzania, Tonga, Trinidad & Tobago, Rwanda, Zambia, Zimbabwe.
Châu Mỹ: Antigua & Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, St Kitts & Nevis, St. Lucia, quần đảo US Virgin, St. Vincent & Grenadines.
Châu Đại Dương: Úc, Fiji, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa, quần đảo Solomon.