img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Vì sao tay lái ô tô thường bị nặng và trả lái chậm

Tay lái ô tô bị nặng hoặc trả lái rất chậm được cho là do dầu trợ lực lái của xe thấp hơn mức Low, bơm trợ lực bị hư hỏng hoặc hoạt động kém. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên.

Hiện tượng tay lái nặng

Tay lái nặng khiến bạn thật khó chịu khi phải tốn sức để đánh lái với chiếc xe của mình và điều này cũng khiến chiếc xe trở nên kém an toàn khi di chuyển trên đường, nhất là trong tình trạng xe cộ đông đúc trong giờ cao điểm. Khi xe bạn có hiện tượng trên, điều đầu tiên nên xem xét là phải kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Có thể dầu trợ lực lái của xe bạn thấp hơn mức low hoặc bơm trợ lực của bạn bị hư hỏng dẫn đến điều này. Trường hợp này có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm.

tay lái
Tay lái nặng khiến bạn thật khó chịu khi phải tốn sức để đánh lái

Hiện tượng tay lái trả chậm

Thông thường, hiện tượng này thường đi chung với tay lái nặng do bơm trợ lực của xe hoạt động kém. Việc này có thể do áp suất và lưu lượng dầu qua bơm giảm khiến thước lái dịch chuyển chậm khi ta đánh lái. Thước lái bị hở séc măng bao kín làm dầu lọt qua khoang bên cũng gây ra hiện tượng chậm trả lái. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: các đăng lái hoặc thanh dẫn động lái khô mỡ, bị mòn làm tăng lực ma sát khi ta trả lái.

Nếu xảy ra trường hợp này, chúng ta nên lái xe đến gara để kiểm tra và bảo dưỡng. Xe của bạn sẽ cần bôi mỡ bôi trơn vào các khớp bị khô, gia công hoặc thay thế các khớp bị hỏng. Trường hợp séc măng bao kín của thước lái bị hở cần thay bộ séc măng mới.

tay lái
Thước lái bị hở séc măng bao kín làm dầu lọt qua khoang bên cũng gây ra hiện tượng chậm trả lái.

Nguyên nhân tay lái ô tô bị nặng và trả lái chậm

Lái xe nếu phát hiện có tình trạng trên có thể tự kiểm tra mức dầu trợ lực lái của xe bằng mắt thường, xem mức dầu trợ lực nằm trong khoảng min – max (full – low) là được. Trong trường hợp thiếu dầu trợ lực bạn hãy đến garage gần nhất để châm thêm dầu đảm bảo cho hệ thống lái hoạt động tốt.

Trường hợp mức dầu trợ lực lái của xe vẫn đảm bảo, bạn hãy đem xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra và sửa chữa. (có thể bạn sẽ phải thay cánh bơm trợ lực, thay ống dẫn dầu hoặc gia công lại bề mặt bơm).

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm