Các triệu chứng xe ô tô bó máy
Xe tăng tốc yếu, hụt ga
Một trong các dấu hiệu xe bỏ máy thường gặp nhất là xe bị tăng tốc yếu, xe bị hụt ga, xe bị rung giật… Do một hoặc một số xi lanh không hoạt động nên động cơ hoạt động không ổn định, xe trở nên yếu hơn, khả năng tăng tốc kém hơn, khi tăng tốc thường có cảm giác bị hụt hơi, rung giật mạnh.
Xe bị ồn hơn, có tiếng kêu lạ
Xe ô tô bị bỏ máy động cơ sẽ ồn hơn bình thường. Nhiều trường hợp trong động cơ xuất hiện tiếng gõ như tiếng búa gõ, nhất là khi xe khởi động hay khi tăng tốc. Một số trường hợp có tiếng nổ lốp bốp hay tiếng hắt hơi.
Xe có mùi xăng sống
Xe có mùi xăng sống là dấu hiệu xe bỏ máy phổ biến nhất. Bởi khi xe bị bỏ máy, nhiên liệu không được đốt cháy đi theo van xả thải ra ngoài nên xe thường nặng mùi xăng sống. Một số trường hợp mùi xăng sống đi kèm với mùi nước làm mát, hơi nước hay dầu động cơ.
Khói xe có màu lạ
Khi xe ô tô bị bỏ máy, nhiên liệu không được đốt cháy hết sẽ theo khí thải xả ra ngoài. Do đó khí thải thường có màu lạ. Nếu xe máy dầu bỏ máy thì thường dầu cháy trong quá trình đốt sẽ khiến khí thải có màu xanh. Với xe máy xăng bị bỏ máy thường khí thải có màu đen.
Nguyên nhân xe bó máy
Có thể thấy rằng, xe ô tô bị bó máy chính là nỗi “khiếp sợ” của rất nhiều tài xế, thế nhưng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể lại xuất phát từ chính những thói quen của chủ xe.
“Quên” thay dầu nhớt
Theo các chuyên gia có kinh nghiệm, việc thiếu dầu máy hoặc dầu máy sử dụng với thời gian quá lâu sẽ rất gây hại cho xe, lâu ngày sẽ làm hỏng động cơ và ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên ô tô. Đặc biệt, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng bó máy.
Ngoài ra, các vấn đề như dầu bị rò rỉ, thay phải dầu nhớt kém chất lượng hoặc bơm dầu bôi trơn hoạt động kém,… cũng là những tác nhân khiến xe ô tô bị bó máy.
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia luôn khuyên người dùng cần thường xuyên quan sát, kiểm tra xem xe có bị rò rỉ dầu hay không. Cùng với đó là kiểm tra mực dầu và chất lượng dầu máy còn hoạt động tốt hay không. Ngoài ra, chăm sóc và bảo dưỡng, thay dầu định kỳ hàng năm cũng là cách ngăn ngừa tình trạng xe bị bó máy.
Không kiểm tra nước làm mát
Không hiếm trường hợp đi ô tô mà “quên” việc kiểm tra nước làm mát trên xe thường xuyên. Thậm chí có những trường hợp còn không biết nước làm mát ở chỗ nào.
Nếu nước làm mát bị hao hụt sẽ khiến nhiệt độ động cơ tăng cao khi xe hoạt động. Tình trạng quá nhiệt gây ra thổi gioăng mặt máy, đồng thời làm piston giãn nở và gây hiện tượng bó máy.
Do vậy, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra mực nước làm mát và bổ sung kịp thời nếu nước làm mát bị thiếu. Cùng với đó, nên sử dụng các loại nước làm mát chuyên dụng, không nên dùng nước lọc để.
Bỏ qua cảnh báo trên bảng điều khiển
Thông thường trên các xe đời mới hiện nay, nếu xe có vấn đề về mức dầu nhớt, nước làm mát và nhiệt độ động cơ bất thường,... đều được cảnh báo trên bảng điều khiển.
Tuy nhiên, có một thực tế là rất nhiều lái xe thường chỉ lên xe và di chuyển mà không để ý tới các đèn cảnh báo hoặc kim nhiệt độ trên bảng điều khiển.
Chưa kể, nhiều tài xế còn có thói quen để các vật dụng như hộp giấy, ví tiền, chai nước… ngay lên mặt đồng hồ bảng táp-lô, che khuất các đèn cảnh báo nên khi đèn sáng mà không biết. Việc lơ là những cảnh báo quan trọng trên chính là nguyên nhân khiến xe gặp tình trạng bó máy.