1. Tập “nở một nụ cười”
Theo chia sẻ của các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô thì tâm trạng của tài xế thường có ảnh hưởng đến việc lái xe. Ví dụ như người có tâm trạng buồn thường lái xe không chú ý quan sát, lái xe một cách vô thức, dễ xảy ra tai nạn. Với tâm trạng bực tức thường khiến lái xe không tự làm chủ được, lái xe một cách hung hăng và nhanh hơn,…
Để có một tâm trạng luôn thoải mái, bạn cần ngủ đủ giấc, ăn sáng đầy đủ trước khi bắt đầu một chuyến đi dài. Ngoài ra, một số việc khiến bạn không vui trong cuộc sống hoặc trên đường đi, bạn hãy tập nở một nụ cười trước mọi chuyện để không bị những chuyện đó làm ảnh hưởng đến tâm trạng khi lái xe của bạn.
Bên cạnh vấn đề tâm trạng thì tư thế ngồi cũng rất quan trọng. Nếu lái xe trong tư thế ngồi không thoải mái sẽ khiến bạn đau lưng, mỏi mắt, mệt mỏi. Vì thế, hãy điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp với tầm nhìn phía trước rộng và khi nhìn gương chiều hậu không phải nghiêng đầu quá nhiều về hai bên.
2. “Một điều nhịn, chín điều lành”
Đối đầu với những phương tiện hung hăng trên đường chỉ đem lại phiền phức cho mình, thậm chí là cả mối nguy hiểm. Điều này không những chuốc thêm bực bội cho bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến các công việc khác của mình. Tốt hơn hết là hãy tránh xa những tên “quái xế” đó ra và đi một cách bình tĩnh.
3. Chuẩn bị thật kỹ trước chuyến đi
Nếu bạn lái xe đường dài mà trong đầu lúc nào cũng phải thấp thỏm tìm chỗ để đổ xăng hoặc lo sợ xe bị hỏng giữa đường thì liệu có quán sửa chữa ô tô nào đó không, nếu không thì phải làm như thế nào sẽ rất mệt mỏi, đôi khi nó còn khiến bạn mất tập trung khi lái xe. Vì vậy, để thực sự thoải mái khi lái xe, bạn nên thường xuyên kiểm tra xe ô tô định kỳ và hãy chuẩn bị nhiên liệu đầy đủ trước khi khởi hành.
4. Tự tạo niềm vui khi lái xe
Tâm trạng căng thẳng khi lái xe ô tô đường dài là chuyện rất thường tình. Bởi vậy mà các nhà sản xuất xe ô tô thiết kế ra hệ thống giải trí trên xe cũng là có mục đích nhằm giúp tài xế thoải mái hơn trên mọi hành trình của mình. Bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, nghe radio trên xe,… hoặc nói chuyện với người đi cùng trên xe nếu có. Như vậy bạn sẽ không còn cảm thấy buồn tẻ và tình cảm giữa người với người lại được tăng thêm.
5. "Vứt" điện thoại một chỗ, hạn chế dùng
Khi cùng một lúc phải bận tâm đến quá nhiều thứ, đầu óc sẽ rất dễ bị căng thẳng, kích động. Hơn nữa, nếu chú ý thêm việc nhắn tin, gọi điện thoại quá nhiều sẽ khiến bạn mất đi sự tập trung nhìn đường, khiến bạn nhanh cảm thấy mệt mỏi rất dễ xảy ra tai nạn. Vì thế, bạn nên tắt điện thoại khi lái xe dù biết rằng rất ít tài xế có thể làm được điều này.