img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Khám phá các loại đèn pha ô tô tân tiến nhất hiện nay

Trong khi các mẫu xe mới không ngừng được cải thiện về kiểu dáng và các tính năng công nghệ thì có một chi tiết cũng quan trọng không kém: đèn pha. Dưới đây là 4 loại đèn pha đang thịnh hành hiện nay.

Chiếm vai trò quan trọng nhưng rất ít người biết được quá trình hình thành và phát triển của đèn pha ôtô, từ đèn axetylen đơn giản giai đoạn 1880 tới hệ thống đèn LED phức tạp ngày nay. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm kiếm ý tưởng mới để đèn pha của mình đánh bật các đối thủ khác trên thị trường. 

1. Đèn pha Halogen

Là kiểu đèn pha phổ biến nhất hiện nay nhờ bóng đèn halogen untouched có ưu điểm rẻ và đơn giản. Về cơ bản, bóng đèn halogen có tuổi thọ khoảng 1.000 giờ trong điều kiện bình thường, chi phí thay mới thấp so với các loại đèn khác. Tuy nhiên, ngày càng nhiều hãng xe không ưu tiên sử dụng loại đèn pha này bởi hiệu suất mà nó đem lại không cao. Để hiểu được rõ hơn, hãy tìm hiểu cơ chế hoạt động của bóng đèn halogen untouched.

Đèn pha halogen vẫn chiếm ưu thế trên các mẫu xe ô tô
Đèn pha halogen vẫn chiếm ưu thế trên các mẫu xe ô tô

Ưu điểm: Đèn Halogen là loại đèn pha được nhiều chiếc xe trang bị nhất do chi phí thấp mà tuổi thọ của bóng đèn lại cao (đúng theo kiểu rẻ mà bền). Tuổi thọ trung bình khoảng 1.000 giờ và chi phí 1 cụm bóng halogen mới là 30 USD.

Nhược điểm: Bóng đèn halogen, qua một thời gian sử dụng ở nhiệt độ cao khiến vonfram bốc hơi và đọng lại trên lớp thủy tinh gây thủng bóng đèn. Khi đó chức năng chiếu sáng của bóng đèn coi như không còn.

2. Đèn Xenon

Đèn xenon tạo ra nguồn sáng với màu sắc sáng hơn cũng như tỏa nhiệt ít hơn so với đèn halogen. Đèn Xenon thường được mệnh danh là một loại đèn pha có cường độ cao HID.

Ưu điểm: Tuổi thọ bình quân của đèn pha loại xenon vào khoảng 2.000 giờ, với ánh sáng trắng hơn đèn Halogen, lượng ánh phát ra nhiều hơn. Nhiệt độ màu của bóng khoảng 4.300 độ K (tương tự ánh sáng ban ngày).

Đèn pha bi-xenon được trang bị cho những xe cao cấp
Đèn pha bi-xenon được trang bị cho những xe cao cấp

Nhược điểm: Chi phí đắt, cần một khoảng thời gian ngắn để cung cấp điện cho hai điện cực đủ để đèn có thể đạt được cường độ ánh sáng là tối ưu, sau đó sẽ duy trì sự ổn định, một số đèn làm bằng xenon có chứa chất độc hại cho sức khỏe như thủy ngân. Đèn xenon tạo ánh sáng “chói” che khuất tầm nhìn của các tài xế đi ngược chiều.

3. Đèn LED

Công nghiệp ôtô phát triển kéo theo các công nghệ hỗ trợ cũng nâng cấp. Đèn LED là một minh chứng vì có nguyên tắc hoạt động khác hẳn với Halogen hoặc xenon.

LED là viết tắt của Light-Emitting Diode (Đi-ốt bức xạ ánh sáng). Cấu tạo và cách phát sáng của đèn LED khá phức tạp, nhìn chung đây là loại đèn dựa trên công nghệ bán dẫn, trong đó sự chuyển động của các điện tử sinh ra bức xạ ánh sáng nhiều màu khác nhau tùy vào chất trong chíp bán dẫn.

Đèn pha LED là công nghệ mới và được trang bị ngày càng rộng rãi trên các mẫu xe ô tô ngày nay

Đèn pha LED là công nghệ mới và được trang bị ngày càng rộng rãi trên các mẫu xe ô tô ngày nay

Ưu điểm: Lần đầu tiên LED áp dụng cho xe hơi là trên chiếc Audi R8 năm 2004. Với kích thước nhỏ gọn, đèn LED là tùy chọn lý tưởng để tạo ra nhiều hình dạng khác nhau cho dải đèn pha.

Nhược điểm của LED là khi chiếu sáng có thể làm tăng nhiệt độ của chip bán dẫn, có nguy cơ làm tan chảy những chi tiết lân cận và cáp kết nối, do đó đèn LED bao giờ cũng phải có hệ thống làm mát, đặt trong khoang động cơ, vô tình ảnh hưởng đến chức năng các bộ phận khác. Do đó, xe có đèn LED bao giờ cũng đắt bởi tốn chi phí thiết kế cho phù hợp.

4. Đèn pha Laser

Là chi tiết nổi bật trên các mẫu xe của BMW và Audi. Công nghệ mới này cho phép tăng hiệu quả gấp 1.000 lần so với đèn pha LED và có hình dáng nhỏ gọn hơn rất nhiều. Thực tế là các tia laser có thể gây nguy hiểm cho cơ thể và chỉ chiếu sáng trong phạm vi của một đồng xu. Vậy tại sao nhiều nhà sản xuất vẫn lựa chọn giải pháp này?

Đây là công nghệ chiếu sáng mới nhất trên xe hơi
Đây là công nghệ chiếu sáng mới nhất trên xe hơi

Tương tự ví dụ đèn xenon ở trên, công nghệ mới tại đây sử dụng các tia laser như một phần của quá trình tạo ánh sáng. Khi sử dụng đèn chiếu xa, bạn sẽ không gặp phải hiện tượng hai chùm laser công suất cao với ống kính phía trước có thể “đốt cháy” mọi thứ trong tầm nhìn.

Với công suất lớn hơn đèn LED, đèn pha laser cho phạm vi chiếu sáng gấp đôi và đủ nhỏ gọn để phù hợp với nhiều kiểu dáng/gói tùy chọn.

Theo BMW, nhược điểm của đèn pha Laser là nó chỉ hoạt động ở đèn chiếu xa và điều này cũng đồng nghĩa với chi phí tốn kém. Theo ước tính, với khoảng 6 tia laser công nghệ cao ở mỗi đèn pha (tổng cộng 12 tia ở cả hai đèn), bạn sẽ mất khoảng 10.000 USD (tương đương 222 triệu đồng). Và mức giá này cũng bao gồm các công nghệ chống chói tự động bởi không lái xe nào muốn đối diện ánh sáng mặt trời ở khoảng cách 600m.

Công nghệ đèn pha laser của Audi cũng vận hành theo cơ chế tương tự song sử dụng 4 tia laser ở mỗi đèn pha.

Như vậy, có thể tóm tắt ưu, nhược điểm của đèn pha Laser như sau:

Ưu điểm:

* Tiết kiệm năng lượng

* Nhỏ gọn

* Sáng gấp 1.000 lần so với đèn pha LED và cho phạm vi chiếu sáng gấp đôi

Nhược điểm:

* Vô cùng đắt đỏ

* Hiện tại, không thể sử dụng cho cả đèn chiếu gần và đèn chiếu xa, đồng thời, đòi hỏi hệ thống LED hoặc HID thông thường hoạt động cùng lúc

* Vẫn cần quá trình làm mát bởi tỏa nhiệt hơn rất nhiều so với đèn LED

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm