Để luôn an toàn khi lái xe, những gì bạn cần nhớ bao gồm 4 chữ cái: T-I-R-E. Những hướng dẫn an toàn lốp này sẽ giúp bạn lái xe tốt hơn và giúp bạn tránh những rủi ro khi lái xe.
T – Tread (Gai lốp)
Gai lốp và sự bám đường có mối liên hệ mật thiết. Các rãnh trên bề mặt gai lốp có chức năng giúp thoát nước.
- Thay lốp khi chiều cao gai chạm mức 1.6mm (Lốp MICHELIN có dấu chỉ thị độ mòn của lốp, dấu hiệu này báo hiệu lốp cần phải thay).
- Cần phải quay hết vòng bánh xe để kiểm tra toàn bộ lốp.
I - Inflation (Áp suất lốp)
Hơi lốp hay còn gọi là áp suất lốp có ảnh hưởng tới sự an toàn và lượng nhiên liệu tiêu hao. Vì vậy, ít nhất phải kiểm tra áp suất hàng tháng và trước mỗi chuyến đi để chắc chắn rằng lốp sẽ vận hành với áp suất chuẩn nhằm đảm bảo an toàn.
- Thông tin về áp suất khuyến cáo có thể tìm thấy trên cánh cửa phía người lái hoặc trên nắp bình nhiên liệu.
- Điều chỉnh áp suất khi tải trọng thay đổi (trong giới hạn cho phép).
- Kiểm tra áp suất lốp với thiết bị kiểm tra có uy tín.
- Kiểm tra áp suất khi lốp nguội để có giá trị chính xác.
- Lốp dự phòng có thể mất áp suất khi không sử dụng.
R - Rotation (Đảo lốp)
Thông thường, lốp trước sẽ mòn nhanh hơn lốp sau do phải chịu ma sát nhiều hơn khi ôm cua. Ngoài ra, lốp trước ở những xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước mòn nhanh hơn ở các xe khác. Biện pháp khắc phục đơn giản nhất cho vấn đề này là đảo vị trí lốp trước và sau một cách định kỳ sau 9.000 – 12.000 km.
E -Education (Đào tạo kiến thức về lốp)
Thông thường các khóa học về lái xe an toàn không truyền tải thông điệp an toàn lốp. Điều đó cũng là lý do mà Michelin liên tục hỗ trợ các sự kiện Lái và Trải nghiệm do Mercedes-Benz tổ chức nhằm đào tạo cho người tiêu dùng những kỹ năng cơ bản cần có để đảm bảo an toàn khi ngồi sau tay lái. Với thực trạng tai nạn giao thông đáng báo động như hiện nay tại Việt Nam, nhận thức về an toàn khi lái xe nói chung và an toàn lốp nói riêng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.