img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Nắng nóng đỉnh điểm 39-40 độ nguy hại đến ô tô như thế nào?

Khi nhiệt độ ngoài trời 40 độ C, nhiệt độ trong khoang xe có thể lên tới 70 độ, thậm chí 90 độ C nếu đỗ xe dưới trời nắng. Và điều này có thể dẫn tới những nguy hại khôn lường.

Nhiệt độ trong xe có thể lên đến 90 độ C

Chuỗi ngày nắng nóng tại Hà Nội đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân thủ đô khi nhiệt độ nhiều khi vượt ngưỡng 40 độ C.

Thời tiết nắng nóng kéo dài từ 5 giờ sáng cho tới 18 giờ tối đã khiến nhiệt độ trên các con đường như 'chảo lửa'. Nhiều ô tô phơi nắng ngoài trời khiến nhiệt độ trong khoang xe có thể lên tới 60 - 70 độ C, thậm chí là 90 độ C.

Khi nhiệt độ ngoài trời 35 độ C, ca-bin của ô tô (không bật điều hoà) có thể đạt 50 độ C chỉ sau 20 phút
Khi nhiệt độ trong ca-bin của ô tô (không bật điều hoà) tăng rất cao khi đỗ xe dưới trời nắng nóng

Theo các nghiên cứu khoa học, khi nhiệt độ ngoài trời 35 độ C, ca-bin của ô tô (không bật điều hoà) có thể đạt 50 độ C chỉ sau 20 phút. Và nhiệt độ trong khoang ca-bin sẽ tăng lên 65,5 độ C sau 20 phút tiếp theo. Nhiệt độ có thể tăng đến mức 70 độ C trong khoảng xe nếu thời gian lâu hơn 40 phút.

Đó là khi nhiệt độ ngoài trời 35 độ C. Nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên mức 39-40 độ C, nhiệt độ trong ca-bin sẽ tăng cao hơn nhiều.

Ngay cả khi, các cửa kính của xe được hạ xuống, thì nhiệt độ trong khoang xe cũng không giảm được bao nhiêu.

Những nguy hại khôn lường

Việc để nhiệt độ trong khoang xe tăng cao đến mức 60 độ C trở lên sẽ gây ra nhiều hiểm hoạ.

Nhiệt độ cao khiến nội thất xe chịu tác động ghê gớm. Cao su, nhựa, da, bọt biển lót ghế và các dung môi dễ hoá hơi.

Đỗ xe dưới nắng nóng có thể gây ra những nguy hại khôn lường
Đỗ xe dưới nắng nóng có thể gây ra những nguy hại khôn lường

Có thể nhận thấy một lớp cặn bám trên cửa kính sau khoảng thời gian để xe dưới trời nắng. Đó là phần cặn bám lại sau khi các vật liệu trong khoang xe bay hơi. Những chất này có thể không gây độc hại tức thì, nhưng sẽ tác động xấu đến sức khoẻ nếu tiếp xúc sau thời gian dài.

Dưới tác động của nhiệt độ cao, các bộ phận như chân phanh, thiết bị điều khiển ghế, núm điều khiển điều hoà,... sẽ có cảm giác không được trơn tru do dầu bị bay hơi làm khô các khớp nối. Các gioăng cao su cánh cửa sẽ nhanh lão hóa. Các thiết bị điện tuy không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu duy trì nhiệt độ cao trong thời gian dài, hỏng hóc là không thể tránh khỏi.

Nhiệt độ cao trong khoang xe đặc biệt nhạy cảm với sức khoẻ của trẻ nhỏ và những người sức khoẻ yếu
Nhiệt độ cao trong khoang xe đặc biệt nhạy cảm với sức khoẻ của trẻ nhỏ và những người sức khoẻ yếu

Các vật dụng để trong xe có nguy cơ cháy nổ như bình cứu hoả, bật lửa, lon nước ngọt có ga. Lốp xe dễ bị nổ, ống dẫn khí, nước làm mát gặp sự cố, gây nguy hiểm, khi xe lưu thông trên đường.

Tác động của nhiệt độ cao trong khoang xe đặc biệt nhạy cảm với sức khoẻ của trẻ nhỏ và những người có tiền sử bệnh cao huyết áp. Những đối tượng này dễ bị sốc nhiệt với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, choáng, tim đập nhanh, có thể ngất xỉu hoặc đột quỵ.

Phòng tránh những tác hại cho ô tô dưới nắng nóng

Cách tốt nhất là không nên đỗ xe trực tiếp dưới trời nắng. Trong tình huống bất khả kháng, bạn phải chuẩn bị giải pháp tránh nắng cho xe như dùng bạt tráng nhôm, ô che ô tô, dán phim cách nhiệt,...

Không được để các vật dụng dễ cháy nổ bên trong khoang xe, khi xe đỗ ngoài trời nắng lâu như: bình chữa cháy, bật lửa ga, điện thoại di động và các thiết bị dùng pin, nước ngọt có ga...

Chuẩn bị giải pháp tránh nắng cho xe khi bắt buộc phải đỗ xe dưới trời nắng nóng
Chuẩn bị giải pháp tránh nắng cho xe khi bắt buộc phải đỗ xe dưới trời nắng nóng

Thường xuyên kiểm tra lốp xe, đo áp suất lốp, kiểm tra dầu máy, dầu hộp số, dầu tay lái, dầu phanh, nước làm mát, ắc quy. Cùng với đó nên rửa xe, dọn nội thất, làm sạch khoang xe.

Tuyệt đối không để trẻ nhỏ, thú cưng lại trong khoang xe khi không có người lớn bên cạnh.

Làm giảm nhiệt khoang xe trước khi bước vào trong bằng cách hạ cửa kính ở ghế hành khách phía trước, sau đó thực hiện thao tác đóng, mở cửa xe phía ghế lái từ 5 - 10 lần. Cách làm này sẽ giúp đẩy luồng không khí bên ngoài vào trong xe, hạ nhiệt độ trong khoang xe nhanh chóng.

Sau đó, hạ tất cả các cửa kính, chỉnh các cửa gió điều hòa hướng phía về phía dưới sàn xe, mở quạt giàn lạnh ở tốc độ cao nhất, hạ nhiệt độ điều hòa và để trong khoảng 1- 2 phút.

Ngoài ra, có thể tham khảo các cách tránh nắng cho ô tô trong mùa hè khắc nghiệt này.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm