img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Cầu Ba Cẳng - Cây cầu có hình dáng lạ nhất Sài Gòn xưa

Cầu Ba Cẳng là 1 địa danh dân gian nổi tiếng vùng Chợ Lớn với câu thành ngữ cửa miệng quen thuộc của người Sài Gòn “dân chơi cầu Ba Cẳng”. Đây là 1 cây cầu có thật, ngay sau lưng chợ Kim Biên.

Đúng như tên gọi Ba Cẳng, cầu này có 3 chân, ứng với 3 lối đi lên hình vòm cong bán nguyệt, kéo 3 góc của ngã ba rạch chụm vào nhau. Bởi được xây ngay trên ngã 3 sông, với địa thế rộng, nên phải có thiết kế dạng kiềng 3 chân để trụ vững, đồng thời tạo khoảng trống lớn bên dưới cho thuyền bè qua lại.

Theo Tiến sỹ - Kiến trúc sư Lê Quang Ninh, nguyên chủ nhiệm chương trình Bảo tồn đô thị TP.HCM, thiết kế của cầu Ba Cẳng thuộc diện lạ và hiếm gặp, là kiểu kết hợp kiểu làm cầu 1 nhịp cong nối 2 bờ giống như cầu Mống, nhưng lại có 3 chân như kiểu cầu chữ Y. Cũng vì hình dáng lạ lùng ấy, mà cầu Ba Cẳng được nhiều nhà nhiếp ảnh thời xưa chụp lại, và nhiều trong số đó còn lưu cho đến ngày nay.

Cầu Ba Cẳng từng lọa lạc ngay góc giao nhau giữa đường Bến Bãi Sậy (xưa là 1 nhánh rạch chạy dưới gầm cầu Ba Cẳng) và đường Vạn Tượng, ở ngay sau lưng chợ Kim Biên
Cầu Ba Cẳng từng lọa lạc ngay góc giao nhau giữa đường Bến Bãi Sậy (xưa là 1 nhánh rạch chạy dưới gầm cầu Ba Cẳng) và đường Vạn Tượng, ở ngay sau lưng chợ Kim Biên

Cầu Ba Cẳng được xây vào đầu thế kỉ XX – thời kì hoàng kim của những cây cầu sắt tại nước ta, nhưng nó lại là 1 cây cầu hoàn toàn bằng bê tông cốt thép – loại cầu chỉ phổ biến ở Sài Gòn sau năm 1954. Tuy vậy, điểm độc đáo thú vị nhất của nó trong thế giới cầu Sài Gòn xưa là ở chỗ: nó là 1 cầu đi bộ sinh ra trong thời Pháp thuộc. Tất cả 3 lối lên đều được làm dạng bậc thang, nên đi bộ là công năng duy nhất và thuần túy của cầu. Người đi xe đạp muốn sang bên kia rạch thì phải vác xe lên vai rồi cuốc bộ qua. Cầu có từ rất lâu trước khi chợ Kim Biên ra đời, và nó xuất hiện như 1 ngoại lệ đặc biệt, phục vụ nhu cầu qua lại của cư dân 2 bên rạch, tương tự như vai trò của cầu đi bộ bắc qua kênh Tàu Hũ ngày nay.

Cầu Ba Cẳng là cây cầu đi bộ hiếm hoi thời Pháp thuộc
Cầu Ba Cẳng là cây cầu đi bộ hiếm hoi thời Pháp thuộc

Cầu Ba Cẳng chưa bao giờ là 1 cây cầu quan trọng về giao thông ở khu Chợ Lớn, nhưng với người dân sông quanh cầu, nó thân thuộc tựa 1 góc sân nhà. Đó là lối đi bộ ngắn và tiện lợi để sang chợ Kim Biên mỗi ngày, đồng thời cũng là nơi bà con chòm xóm rủ nhau lên cao hóng gió, hàn huyên vào mỗi sáng chiều.

Phong cảnh thuyền bến hữu tình dưới lòng cầu, công viên hoa rực rỡ ngay bên chân cầu, lại thêm địa thế cao và không có xe cộ qua lại đã khiến cầu Ba Cẳng trở thành điểm gặp gỡ trò chuyện quen thuộc của dân quanh cầu
Phong cảnh thuyền bến hữu tình dưới lòng cầu, công viên hoa rực rỡ ngay bên chân cầu, lại thêm địa thế cao và không có xe cộ qua lại đã khiến cầu Ba Cẳng trở thành điểm gặp gỡ trò chuyện quen thuộc của dân quanh cầu

Cây cầu Ba Cẳng bị sập thập niên 90 và 1 nhánh rạch dưới gầm cầu cũng bị lấp, trở thành đường Bến Bãi Sậy. Sau đó, các dãy nhà tự phát ven bờ kênh cũng lần lượt mọc lên, phủ các bờ kênh. Tuy vậy, ngã ba sông xưa thì vẫn còn và dấu vết của móng cầu xưa thì vẫn có thể thấy rõ.

Móng của một chân cầu xưa trơ lại giữa ngã ba rạch
Móng của một chân cầu xưa trơ lại giữa ngã ba rạch
Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm