img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Chiều dài cơ sở xe ô tô được tính như thế nào?

Khi chọn mua ô tô thì chiều dài cơ sở là một trong những thông số được nhiều người quan tâm bởi đây không chỉ là con số thể hiện cho kiểu dáng, phân hạng của một mẫu xe mà còn có nhiều ý nghĩa khác.

Chiều dài cơ sở xe là gì?

Về chiều dài cơ sở, đây là khoảng cách giữa 2 trung tâm của bánh trước và sau ô tô. Đối với xe tải, chiều dài cơ sở là khoảng cách giữa trục lái trước và điểm giữa của trục sau. Trong trường hợp xe tải có nhiều hơn 2 trục bánh xe, chiều dài cơ sở sẽ được tính dựa trên khoảng cách giữa trục lái và điểm giữa của 2 trục sau.

ý nghĩa chiều dài cơ sở xe ô tô
Chiều dài cơ sở là khoảng cách giữa 2 trung tâm của bánh trước và sau ô tô

Ý nghĩa của chiều dài cơ sở xe ô tô

Khi chọn xe, đa phần chúng ta đều rất quan tâm tới chiều dài cơ sở là bởi vì thông số này có ý nghĩa tương đối quan trọng đối với khả năng vận hành, dáng xe và độ rộng rãi của không gian hành khách. Cụ thể, chiều dài cơ sở của xe có ý nghĩa như sau:

*Đối với không gian khoang hành khách: chiều dài cơ sở càng lớn thì khung gầm xe càng dài, khoang hành khách càng rộng rãi. Với ý nghĩa như trên, khi chọn mua xe ô tô, so sánh giữa các mẫu trong cùng phân khúc, cùng tầm tiền, nếu bạn muốn đạt được sự thoải mái cao hơn về độ rộng rãi trong nội thất thì nên ưu tiên chọn các mẫu có chiều dài cơ sở lớn hơn.

thế nào là chiều dài cơ sở xe ô tô
Không chỉ quyết định tới khoang hành khách, chiều dài cơ sở còn có ảnh hưởng trực tiếp tới độ lớn bán kính vòng quay và độ ổn định động học của xe

*Đối với khả năng vận hành: Không chỉ quyết định tới khoang hành khách, chiều dài cơ sở còn có ảnh hưởng trực tiếp tới độ lớn bán kính vòng quay và độ ổn định động học của xe. Tùy thuộc vào phân hạng xe (dáng xe), điều kiện địa hình, vận tốc... mà chiều dài cơ sở và các kích thước liên quan sẽ được nhà sản xuất tính toán sao cho phù hợp nhất.

+Điều kiện địa hình: Với những chiếc xe được sản xuất để "chuyên trị" những địa hình phức tạp, gồ ghề... thì phải có chiều dài cơ sở ngắn để giảm khoảng cách giữa các trục tới vị trí trọng tâm xe, từ đó giúp cho xe có độ linh hoạt cao hơn nhờ các góc giới hạn lật ngang/dọc lớn hơn. Chiều dài cơ sở ngắn khi được kết hợp cùng khoảng sáng gầm xe cao sẽ khiến cho các góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc tăng lên đáng, xe sẽ không “ngán ngại” bất kỳ loại địa hình nào. Đây chính là đặc điểm thiết kế mà chúng ta thường thấy trên các mẫu SUV.

cách tính chiều dài cơ sở xe ô tô
Chiều dài cơ sở càng lớn thì khung gầm xe càng dài, khoang hành khách càng rộng rãi

+Tốc độ: Khi một chiếc xe được xác định thường xuyên vận hành với tốc độ cao và trên điều kiện địa hình hay phải vào cua gắt thì các nhà sản xuất phải tăng chiều dài cơ sở, đồng thời hạ thấp khoảng sáng gầm để giúp kéo dài khoảng cách giữa các trục bánh xe tới trọng tâm xe. Với đặc điểm thiết kế này, khi xe tăng hoặc giảm tốc độ đột ngột thì mômen chống lật sẽ tăng đáng kể, góp phần giúp xe bức tốc/hãm tốc vững vàng, mượt mà hơn. Không chỉ vậy, thân xe cũng sẽ ổn định hơn do có trọng tâm thấp và có hệ số khí động học tốt hơn giúp tăng khả năng bám đường. Chính vì vậy, những mẫu xe đua luôn có gầm xe và trọng tâm thấp hơn các mẫu xe thông thường để đảm bảo mức cản gió thấp nhất nhằm đạt được vận tốc cao nhất.

chiều dài cơ sở của xe ô tô
Caption

+Dáng xe: Thường thì những mẫu xe có tỷ lệ chiều dài cơ sở so với kích thước tổng thể càng lớn thì sẽ có không gian khoang hành khách rộng hơn, tuy nhiên lại phải đánh đổi bằng sự cân đối trong thiết kế tổng thể ngoại thất, khả năng vận hành ổn định cũng sẽ kém đi. Các mẫu xe cỡ nhỏ vận hành trong đô thị sẽ có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa phần cản sau, trong khi những mẫu sedan lại thoải mái về kích thước tổng thể hơn nên dáng vẻ cân xứng và "thon thả" hơn.

Cách tính chiều dài cơ sở của xe ô tô

Chiều dài cơ sở là đoạn A trong ảnh dưới. A tính bằng khoảng cách giữa trục trước tới trục sau, hay còn gọi là tâm bánh trước tới tâm bánh sau cùng hàng. D là chiều dài tổng thể tính bằng D = A + B + C.

Chiều dài cơ sở hay trục cơ sở quyết định tới kết cấu thân xe, không gian nội thất, khả năng vận hành...

cách tính chiều dài cơ sở
Chiều dài cơ sở hay trục cơ sở quyết định tới kết cấu thân xe

Mục đích/điều kiện vận hành

Đối với mẫu xe được thiết kế để di chuyển trong những điều kiện địa hình phức tạp thì chiều dài cơ sở được thiết kế ngắn. Chiều dài cơ sở ngắn khiến khoảng cách của các trục đến vị trí trọng tâm ô tô giảm, nhằm giúp xe có linh hoạt hơn bởi các góc giới hạn lật ngang lật dọc lớn hơn, đồng thời các góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc sẽ tăng lên khi kết hợp với khoảng sáng gầm xe cao. Điều này sẽ mang đến một mẫu xe có vẻ vuông vức cục mịch nhưng lại hoạt động tốt trên bất kỳ loại địa hình nào.

chiều dài cơ sở xe
Đối với mẫu xe được thiết kế để di chuyển trong những điều kiện địa hình phức tạp thì chiều dài cơ sở được thiết kế ngắn

Đối với các xe ô tô được thiết kế để vận hành thường xuyên ở tốc độ cao và có những pha vào cua gấp, xe cần được tăng chiều dài cơ sở và hạ thấp độ cao của gầm, khoảng cách từ các trục bánh xe đến trọng tâm xe xa hơn. Khi xe tăng – giảm tốc đột ngột, lực tác động từ mặt đường lên các bánh xe trước/sau giảm giúp xe bứt tốc – hãm tốc vững vàng hơn và mượt hơn. Ngoài ra, thân xe cũng ổn định hơn nhờ trọng tâm thấp và hệ số khí động học tốt hơn giúp tăng khả năng bám đường và vận hành ổn định.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chiều dài cơ sở xe ô tô mà Cartimes muốn đưa đến cho bạn. Mong rằng với những gì mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn hiểu và nắm được ý nghĩa của chiều dài cơ sở đến khả năng vận hành và thiết kế của xe ô tô.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm