img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Chiêu trò "móc túi" khách của thợ sửa xe máy, nên biết để tránh "tiền mất, tật mang"

Một số thợ sửa xe luôn tìm cách để "móc túi" khách hàng khi mang xe đến sửa, đặc biệt là các chị em phụ nữ và những người không am hiểu về xe máy.

Dưới đây là những trò ma mãnh để moi tiền của thợ sửa chữa xe máy bạn nên biết để tránh "tiền mất tật mang":

1. Thay phụ tùng mới dù không cần thiết

Việc thay thế phụ tùng mới như má phanh, thay bugi… khi chúng chưa đến định kỳ thay hoặc chưa có biểu hiện cần thay thế là điều khá nhiều người bị chủ sửa chữa bắt thay, với các lý do đảm bảo an toàn, tránh nguy hiểm…

Thay phụ tùng mới
Thay phụ tùng mới (Ảnh minh hoạ)

Bạn nên cảnh giác khi thấy thợ bảo thay đồ mới nếu thực sự khi đi xe, bạn thấy xe vẫn hoạt động tốt, chưa có biểu hiện xuống cấp. Thậm chí, nếu thay đồ mới, bạn còn có thể bị thay đồ kém chất lượng. Tốt nhất, hãy quen với một cửa hàng sửa chữa xe máy uy tín để tránh bị lừa.

2. Tính tiền công hay tiền phụ tùng quá đắt

Cửa hiệu sửa chữa xe máy nào cũng có dịch vụ thay phụ kiện, bán phụ tùng thay thế. Đây chính là nguồn lợi nhuận lớn của các cửa hàng sửa chữa xe máy. Các cửa hàng luôn được hưởng tiền chênh lệch giá phụ tùng, do ít người biết rằng thực sự phụ tùng đó có giá bao nhiêu. Việc thợ lấy tiền một chiếc bơm hay giảm xóc đắt hơn thị trường hoàn toàn là chuyện bình thường.

Tính tiền công hay tiền phụ tùng quá đắt
Tính tiền công hay tiền phụ tùng quá đắt (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ăn chênh lệch giá của phụ tùng (có những nơi đội giá lên gấp rưỡi, gấp đôi giá gốc), việc thay đồ đơn giản, nhanh gọn hơn sửa chữa, phí dịch vụ lại cao. Ví dụ, nếu mua một bộ chân chống xe, giá chỉ khoảng 150.000 đồng, nhưng nếu mua và thay ở hàng thì có thể bị “chém” tới 300.000 đồng.

Do đó, khi xác định xe bị hỏng và cần thay gì hãy hỏi trước giá, hoặc tham khảo giá ở các cửa hàng khác nhau. Tốt nhất, nên tìm hiểu một cửa hàng sửa chữa uy tín, đáng tin để thay và sửa xe khi cần, tránh bị tính tiền đắt.

3. Làm hỏng xe trong quá trình sửa chữa

Ngoài lợi dụng sự ít hiểu biết của nhiều khách hàng để thay phụ tùng trục lợi, không ít cửa hàng sửa xe máy còn có những hành vi vô đạo đức như tráo đồ, phá hỏng đồ trên xe của khách.

Làm hỏng xe trong quá trình sửa chữa
Làm hỏng xe trong quá trình sửa chữa (Ảnh minh hoạ)

Nếu xe của bạn bị thủng săm xe, thợ sửa xe có thể giật tung chân van trong lúc tháo săm để buộc chủ xe phải thay săm mới, rồi có thể bị rút dây điện làm xe không đề, không nổ máy, làm cháy IC phải thay tốn thêm nhiều tiền…

4. Sửa chữa những chi tiết không cần thiết

Xe của bạn có thể bị 1 lỗi nhỏ, nhưng thợ sửa xe có thể lôi ra hàng loạt những lỗi trời ơi khác cần phải sửa ngay. Và như thế xe bạn đã được tính thêm nhiều khoản tiền phát sinh.

Sửa chữa những chi tiết không cần thiết
Sửa chữa những chi tiết không cần thiết (Ảnh minh hoạ)

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có kinh nghiệm để không bị "móc túi" khi đi sửa chữa xe máy.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm