img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Đẹp hút hồn "con đường di sản" Hội An

Dù được công nhận là di sản thế giới như phố cổ Hội An hay chưa được công nhận như Cù lao Chàm… thì mỗi du khách khi đến Quảng Nam đều xem đây là nhà, là “tài sản” quý cần được giữ gìn.

Thắp đèn lồng phố Hội

Cách Đà Nẵng chỉ 30km, nên khi đến với con đường di sản miền Trung nhiều người đều muốn ghé phố cổ Hội An - Quảng Nam ít nhất một lần. Đến Hội An rất dễ, có thể đi bằng bus, taxi, có người thuê xe máy để tận hưởng cảm giác đi trên những con đường nhỏ. Nhiều người bảo Hội An bé lắm, đi một vòng là hết, nhưng cũng rộng lớn lắm, vì cứ mỗi lần bước qua một góc đường, mỗi ngôi nhà bạn lại phát hiện ra một câu chuyện hay.

Có người sẽ thích ẩm thực ở Hội An với cơm gà, với mì Quảng, cao lầu nhưng có người bảo họ mê mẩn những con đường, bến thuyền Hội An
Có người sẽ thích ẩm thực ở Hội An với cơm gà, với mì Quảng, cao lầu nhưng có người bảo họ mê mẩn những con đường, bến thuyền Hội An

Ngày hè nắng đẹp, trời trong, tường vàng, mây xanh, hoa tím, lồng đèn đỏ… như một sự tổng hòa của nhiều màu sắc. Ngày mưa, ngồi nhâm nhi tách trà, hay cà phê nhìn ra hàng hiên, mưa lất phất, màu trời buồn nhưng không thảm, tối nhưng không u ám, bởi ngoài kia được soi sáng bởi những ánh đèn lồng lấp lánh, đem đến cho nhiều người niềm hi vọng, ngoài buồn nhưng vui trong lòng.

Mỗi dịp trăng rằm, người dân trong phố cổ Hội An sẽ có một tắt hết đèn điện, dùng đèn lồng xanh đỏ nhiều màu giăng khắp nơi
Mỗi dịp trăng rằm, người dân trong phố cổ Hội An sẽ có một tắt hết đèn điện, dùng đèn lồng xanh đỏ nhiều màu giăng khắp nơi

Những ngôi nhà tường vàng, mái ngói phảng phất nét xưa được ánh lên từ những chiếc đèn đủ sắc màu, khung cảnh kỳ mỹ ấy tạo nên những vệt kí ức in đậm trong lòng những du khách mỗi lần đặt chân đến phố cổ.

Đến Thánh địa Mỹ Sơn để gặp nền văn minh khác

Nhiều người cho là khập khiễng khi so sánh nơi đây với Angkor Wat của người Campuchia, hay Borobudur của người Indonesia tuy nhiên, xét về mặt văn hóa, lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn chứa nhiều điều bí ẩn, mà đến nay chưa giải mã được. Và đó cũng là một phần lí do khiến hàng năm, du khách khắp nơi tìm đến.

Được xây dựng liên tục từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII, đến nay bí quyết xây dựng 70 cụm tháp tại Thánh địa Mỹ Sơn vẫn là ẩn số đối với các nhà khoa học
Được xây dựng liên tục từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII, đến nay bí quyết xây dựng 70 cụm tháp tại Thánh địa Mỹ Sơn vẫn là ẩn số đối với các nhà khoa học

Ban đầu được xây bằng gỗ, rồi xây bằng gạch, trong suốt 6 thế kỷ, xây dựng từng chút từng chút mà thành dáng thành hình, những ngọn tháp nhấp nhô. Màu bí ẩn bao phủ hết khuôn viên rộng 2km trong thung lũng, có sự liên quan nào giữa trục liên kết giữa núi đá Đông Trường Sơn, qua Mỹ Sơn, chạy dọc về kinh thành cổ Trà Kiệu. Người ta chưa tìm được câu trả lời, nhưng có lẽ, bí ẩn là một phần của di sản.

Có hai thời điểm nhiều người gợi ý nên đến thăm Thánh địa, là bình minh và hoàng hôn
Có hai thời điểm nhiều người gợi ý nên đến thăm Thánh địa, là bình minh và hoàng hôn

Khi khởi đầu ngày mới, trong thung lũng xanh, dù chỉ còn lại phế tích nhưng trong sương sớm, những ngọn tháp hiện lên lung linh kỳ ảo rất thu hút. Và chiều về, lúc hoàng hôn dần buông xuống, đứng trước sự hùng vĩ của đế kinh xưa, lòng người dịu lại, thanh thản, tự tại an nhiên nên nhiều người muốn tìm về.

Cù lao Chàm ngày trở lại

Tôi nhớ lần đầu đến đảo cù lao Chàm, sau 2 giờ 30 phút đi bằng tàu chợ từ bến phà trong phố cổ, khi cập bến thì được được một gia đình mời đến nhà ở. Gia chủ mở homestay nho nhỏ, có 4 phòng. Dù là kinh doanh, nhưng họ tiếp đón du khách bằng sự chân tình. Bữa ăn chỉ có cá hấp cuốn bánh tráng, chấm mắm nêm, rau luộc, cơm trắng, có nồi cá kho nhỏ, nhưng mỗi món đều được nêm khéo léo, cảm giác như ăn bữa cơm nhà. Gia chủ nấu cho người thân, bạn bè đến thăm nên chăm chút, bữa cơm đơn giản nhưng không sơ sài mà ấm lòng người.

Sự ấm áp, chân tình, nụ cười nhẹ nhàng của người vùng biển đó là điều nhiều người nhớ khi kể về Cù lao Chàm khi về xứ Quảng
Sự ấm áp, chân tình, nụ cười nhẹ nhàng của người vùng biển đó là điều nhiều người nhớ khi kể về Cù lao Chàm khi về xứ Quảng

Đảo be bé, có người làm ruộng, có người quăng chài, đã có người làm du lịch… dẫu hàng năm nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão, đời sống khó khăn, nhưng nụ cười chưa bao giờ tắt trên môi. Đi dạo trong làng, trẻ con gặp người lớn sẽ chào, mọi người dù không quen cũng mỉm cười, cúi đầu nhẹ chào nhau trước khi bước đi.

Sự thân tình bao phủ, làm ấm lòng những du khách phương xa, từ xa về khoảng cách, từ không biết nhau nhưng dần xích lại gần nhau
Sự thân tình bao phủ, làm ấm lòng những du khách phương xa, từ xa về khoảng cách, từ không biết nhau nhưng dần xích lại gần nhau
Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm