img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Đi phượt dịp lễ cần chuẩn bị những gì?

Khi dự định tham gia một chuyến phượt, bạn cần phải có sức khỏe thật tốt cũng như sự đồng ý của gia đình. Bên cạnh đó cũng phải chuẩn bị tư trang cần thiết để có một chuyến đi phượt an toàn.

Trước khi đến với hành trình gói ghém chuẩn bị đồ đạc mang theo cho chuyến đi tự túc này, có một điều mà các bạn cần thiết rằng, đi phượt cũng là một hình thức du lịch mạo hiểm và hãy đảm bảo rằng bạn đủ tự tin và sức khỏe để đi quãng đường dài tự lái trong một khoảng thời gian nhất định.

1. Loại xe

Nên sử dụng những loại xe thông dụng như Dream, Viva, Future, Wave, Sirius, Jupiter… Những loại xe này nhẹ, dễ đi và dễ sửa chữa.

loại xe đi phượt
Lựa chọn những loại xe thông dụng như Dream, Viva, Future, Wave, Sirius, Jupiter…để đi phượt

2. Tìm hiểu lộ trình đường đi

Như các bạn đã biết đấy, đi phượt không phải là loại hình du lịch tận hưởng, mọi thứ đều phải tự túc và có lộ trình rõ ràng ngay từ đầu như ăn, ở tại đâu, quãng đường đi bao xa…

Vì vậy ngoài việc chuẩn bị đồ đi phượt cần thiết các bạn hãy tham khảo lộ trình đường đi một cách rõ ràng như quãng đường dài bao xa, lộ trình nào phù hợp nhất, đi qua những cung đường nào? Tốt nhất là bạn nên lưu lại và sử dụng google map ofline, cẩn thận hơn có thể mang theo bản đồ giấy phòng các trường hợp xấu như điện thoại hết pin hay mất sóng.

Tìm hiểu lộ trình đường đi
Tìm hiểu lộ trình đường đi

3. Chuẩn bị lên đường phượt

- Quần áo đi xe máy chuyên dụng (bộ five seasons, giá khoảng 200.000đ/bộ): dày dặn, chống mưa gió tốt, có bọc đầu gối, bọc khớp tay, có nhiều lớp để có thể tách ra dễ dàng.

- Giầy đi xe máy chuyên dụng: cổ cao giữ ấm chân, đế cứng để chống chân xuống đường đá, da trơn để không thấm nước.

- Ủng nilon: ngăn nước mưa hoặc nước suối không ngấm vào giầy.

- Mũ bảo hiểm: nên dùng mũ có cằm và có kính chắn gió.

- Bản đồ địa hình: chi tiết tới từng ngõ ngách trong khu vực định tới.

- Đồ nghề sửa xe (giá khoảng 300.000đ/bộ): bơm, bộ tròng mở lốp, săm, miếng vá, cờ - lê, bugi, dây côn, tay côn, keo 502, dây kéo xe…

Chuẩn bị lên đường phượt
Chuẩn bị đồ lên đường phượt

- Một số vật dụng thiết yếu khác: lều, túi ngủ, bếp ga du lịch nhỏ, đồ ăn, nồi niêu, C sủi (đủ mỗi người uống 1 viên/ngày để tăng cường sức lực), salon gel, thuốc đau bụng, thuốc cảm, dầu gió, bông băng, thuốc sát trùng, thuốc bỏng, thuốc tím, áo mưa, găng tay, dao díp, đèn pin đeo trán…

- Phụ trợ (trang bị nếu có điều kiện): đồng hồ đa năng đo độ cao, huyết áp, khí quyển; GPS; ống nhòm; những món đồ nhỏ để tặng trẻ em dân tộc những vùng đi qua.

- Chuẩn bị đồ tặng trẻ em dân tộc

4. Một vài kinh nghiệm của dân phượt

- Số lượng thành viên: Khoảng 10 người, từ 4 – 5 xe là hợp lí vì đi đông rất khó quản lí. Số lượng thành viên nữ luôn nhỏ hơn hoặc bằng số thành viên nam. Trong đoàn nên có một trưởng đoàn để kèm đoàn khi chạy xe cũng như tổ chức chuyến đi. Người trưởng đoàn là tay lái cứng, có kinh nghiệm.

- Chạy xe: Chỉ nên chạy tối đa không quá 200km/ngày. Chạy nhiều gây mệt mỏi, bị lì về cảm giác rất nguy hiểm. Luôn làm chủ tốc độ và quyết đoán trên những đoạn đường cua, dốc và khi vượt ôtô. Hạn chế chạy vào ban đêm. Qua suối, ngầm nên để người có kinh nghiệm qua trước. Những đoạn suối sâu, có đá ngầm tốt nhất là làm bè hoặc khiêng xe qua.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm