img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Đi xe tay ga, bao lâu cần thay dây cu-roa?

Dây cu-roa là bộ phận cực kỳ quan trọng trên xe tay ga. Nhưng rất ít người để ý đến nó, hay không biết khi nào phải bảo dưỡng hoặc thay thế.

Dây curoa là gì?

Dây curoa dùng để truyền động cho xe tay ga. Với các dòng xe số hay xe mô tô có phân khối lớn thù người ta sẽ dùng dây xích (dây sên). Hoặc bánh răng (nhông trước, nhông sau) để truyền động cho xe.

Để tạo cảm giác êm ái khi lái xe tay ga. Các nhà sản xuất đã áp dựng phương pháp truyền động vô cấp bằng cách sử dụng dây curoa và hai pu-li (pulley) ở trước và sau. Lợi ích của việc này là người dùng chẳng cần sang số, chỉ việc mở khóa và tăng ga là xe đã chạy được. Vì lực được truyền từ máy ra bánh sau làm cho xe hoạt động êm ái trên đường.

dây curoa xe máy
Dây curoa dùng để truyền động cho xe tay ga

Vì nó mang tính chất quan trọng như vậy. Nên khi sử dụng xe nếu không “quan tâm” đến nó sẽ dễ gây ra các hiện tượng. Như: hao xăng, mất lực, giật cục và hư pu-li, lâu dần sẽ rất hại cho máy xe.

Cách nhận biết dây curoa bị gãy và thời điểm cần thay

Tương tự như các dòng xe số dây curoa được dùng để thay thế cho xích tải. Nó cũng là bộ phận nhanh xuống cấp vì phải chịu rất nhiều lực truyền động đến. Hơn thế nữa, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tới sự vận hành của xe tay ga.

Độ bền của curoa sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng. Quãng đường hoạt động hoặc quá trình chăm sóc xe của người sở hữu ra sao. Lực truyền động từ động cơ đến bánh sẽ thông qua lực ma sát chủ động của dây đai. Chính vì thế, điều kiện làm việc của bề mặt curoa rất khắc nghiệt.

dây curoa xe máy
Độ bền của curoa sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng

Xuyên suốt quá trình hoạt động lâu ngày, trong hộp đai sẽ đóng nhiều bụi, khiến dây đai bị mòn nhanh hơn. Nếu để lâu mà không sửa chữa sẽ gây giảm hiệu quả truyền lực. Thêm vào đó, nhiệt năng sinh ra trong quá trình hoạt động tạo ma sát. Sẽ khiến bề mặt dây curoa chai cứng đi, thậm chí có khả năng làm nứt dây.

Thông thường, người lái nên dùng trực quan của mình để kiểm tra tình trạng của bộ phận này. Các dây curoa sau khi hoạt động được một thời gian. Dùng tay bẻ ngược phần răng vào trong sẽ thấy có nhiều khe nứt nhỏ. Trong trường hợp này, thì chưa cần thay thế. Vì nó vẫn có thể làm việc ổn định mà không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc.

Nhưng khi quan sát thấy bề mặt tiếp xúc của 2 dây đai bị nứt, thì cách khắc phục tốt nhất là phải thay mới. Để đảm bảo hiệu quả truyền động cũng như đem lại sự an toàn cho người lái xe. Nếu chỉ có phần lưng dây đai bị nứt thì cũng phải thay mới. Vì lúc này khả năng chịu lực tải hay lực kéo suy giảm và gây đứt nếu tiếp tục sử dụng.

Các nhà sản xuất đều khuyến cao người dùng nên kiểm tra dây curoa thường xuyên. Sau khi đai truyền động được khoảng 8.000 km và thay mới sau khi làm việc được 20.000 km. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ sẽ duy trì hoạt động của xe tốt hơn.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm