Việc đỗ xe ô tô trên dốc cũng đòi hỏi người lái phải có kỹ năng lái xe sao cho xe không bị trôi xuống, giúp xe không bị hư hỏng đồng thời bảo vệ an toàn cho bản thân và những phương tiện khác đam tham gia giao thông.
Đỗ xe ô tô trên đường dốc là điều mà người lái thường xuyên phải đối diện trong những chuyến đi phượt hay du lịch xa tại các khu vực đồi núi có địa hình nhiều triền dốc. Khi lái xe trong thành phố, bạn thường xuyên phải điều khiển phương tiện đi qua các tuyến đường hầm cầu vượt, dốc lên xuống đê, dốc hầm để trong các tòa nhà... Do đó, việc đỗ xe sao cho xe không bị tuột dốc là thách thức đặt ra cho mọi người lái.
Người lái không nên quá phụ thuộc vào hệ thống phanh đề phòng trường hợp phanh xe ô tô bị kẹt, bị hỏng hoặc má phanh bị mòn là nguyên nhân khiến lực tác động lên thân xe không đủ lớn để giữ xe đứng yên ở bất kỳ vị trí nào trên đường dốc.
Vì vậy, cách đỗ xe ô tô trên đường dốc chuẩn xác và an toàn đó là bạn cần đạp chân phanh, sau đó kéo phanh tay, bước thứ 3 bạn cần thực hiện là chuyển cần về số P đối với xe ô tô số tự động hoặc số N đối với xe số sàn. Đường có độ dốc cao và địa hình không thuận lợi, để tránh xe bị trơn trượt bạn có thể chèn thêm vật dụng bằng gỗ hoặc đá vào dưới 2 bánh xe sau.
Trường hợp đường dốc có dải phân cách, khi cần đỗ xe hướng lên dốc thì bạn nên đánh lái về phía tay trái để xe có thể giữ nguyên vị trí đứng yên nhờ có mép phân cách giữ lại. Đối với dốc không có dải phân cách thì bạn nên đánh lái về phía bên phải để đỗ xe ô tô. Nếu xe bị trôi xuống do địa hình quá hiểm trở sẽ giảm thiểu va chạm với các xe lưu thông khác.
Bạn cần ghi nhớ không đỗ xe ô tô ở những điểm góc, khúc cua mà các xe khác không thể quan sát. Nếu phải đỗ xe ở những vị trí này, bạn cần đưa ra tín hiệu cảnh báo rõ ràng để những phương tiện khác dễ dàng nhận diện. Mặt khác, theo Luật Giao thông đường bộ, nếu đỗ xe ô tô trên đoạn đường cong và chỗ đầu dốc khuất tầm nhìn của các phương tiện khác hay trên cầu, gầm cầu vượt trái với quy định sẽ bị xử phạt 600.000 - 800.000 đồng.