img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Làm gì có thiên tài đại nhảy vọt!?

"Có một câu chuyện cả 20 năm nay ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam thường bị đay nghiến là đến ốc vít còn làm không được mà cứ đòi làm ôtô”.

Đúng là cho đến giờ, một con ốc vít inox tiêu chuẩn (nghĩa là bên châu Phi hay ở Mỹ người ta cũng dùng con vít như thế) có bước ren 0,3mm, như loại bắt trên các gọng kính đeo mắt, không nhà máy nào ở Việt Nam làm được thật, vì mua máy về làm để làm gì, trong khi nhu cầu cần có 10.000 con, còn bên Trung Quốc, 1 nhà máy người ta có thể có đơn hàng đến 1 triệu con.

Công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam thường bị đay nghiến là đến ốc vít còn làm không được

Cũng cần giải thích về một số ngộ nhận khi đọc các con số như tỉ lệ nội địa hóa đạt 70%. Đừng lầm tưởng đấy là năng lực sản xuất của doanh nghiệp thuần Việt Nam. Hơn 60% của cái 70% đấy nằm ở các công ty đa quốc gia có nhà máy ở Việt Nam. Ví dụ như một máy ảnh số của Hãng Canon. Thành phẩm là chiếc máy ảnh trước đây được lắp ráp ở Nhật, sau này là Trung Quốc. Một cụm chi tiết, ví dụ bộ trập màn hình, sẽ được lắp ráp ở Việt Nam, bởi một công ty Nhật ở Việt Nam, thuật ngữ chuỗi cung ứng gọi là Tier 1. Nhà gia công thuần Việt Nam, tức Tier 2, chỉ sản xuất được một số linh kiện nhựa trong bộ trập ấy.

Nhà nào giỏi thì sản xuất được linh kiện khó, độ chính xác cao, kiểu như bánh răng, hoặc giỏi hơn thì có thể sơn thêm được cái vạch hoặc vài chữ ghi chú trên đấy, sao cho mưa nắng, xăng nhớt gì dính vào cũng không bong tróc.

Số lượng công ty phụ trợ thuần Việt Nam có thể lắp ráp dạng cụm bán thành phẩm phức tạp, nói không tự ái, không quá số ngón hai bàn tay. Các công đoạn phức tạp như đo kiểm, thử độ bền, thử tính năng…, khả năng của doanh nghiệp Việt còn hạn chế nữa.

Ví dụ như muốn đánh giá hệ thống, đánh giá quá trình sản xuất thử thì công ty đa quốc gia có nhà máy Việt Nam lại phải thỉnh chuyên gia từ Malaysia, Thái Lan qua. Nếu được gọi là chuyên gia đánh giá hệ thống và quá trình - trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, thì số lượng so với chuyên gia tư vấn kinh tế, tái cấu trúc, truyền thông, phải tính theo tỉ lệ 1/1.000! May ra chỉ có nhân sự các hãng ôtô như Ford, Toyota… ở Việt Nam mới dám vỗ ngực xưng danh ấy.

Nhà máy Toyota
Dây chuyền lắp ráp tại nhà máy Toyota Việt Nam

Đến tận bây giờ, việc lập một báo cáo điều tra xử lý lỗi và giải pháp phòng ngừa (Corrective and Preventive Action Report) cho vừa mắt khách hàng Đức hay Nhật Bản vẫn là việc khó khăn với một giám đốc kiểm soát chất lượng công ty thuần Việt.

Một công việc mà ngoài lý thuyết kiểm soát quá trình, phải có ít nhất 5-7 năm lăn lê bò toài với thực địa sản xuất thì may ra mới đủ kiến thức và kinh nghiệm. Sản xuất - không bao có thể là chuyện đi tắt đón đầu hay thiên tài đại nhảy vọt".

Nguồn: Nhà báo Thuỷ Phạm

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm